Người ta thường nói “Break big and build big”, có nghĩa là bạn không thể bắt đầu một điều mới mà không phá bỏ những ý tưởng cũ. Tương tự câu nói người xưa :” Ngựa quen đường cũ”. Những người thực sự mạnh mẽ vượt lên họ sẽ luôn tổng kết những bài học thành công và thất bại của chính mình, nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó cố gắng phát huy tối đa điểm mạnh và tránh điểm yếu. Rồi cuối cùng họ tìm ra được rằng, “chìa khóa” của thành công là sự đột phá thay đổi tư duy đã được tìm ra hết lần này đến lần khác khi họ thất bại, và sự chuyển đổi nhảy vọt của bản thân đã được hiện thực hóa hết lần này đến lần khác đó là yếu tố quan trọng nhất.
Đôi khi chúng ta cảm thấy bị mắc kẹt, không muốn bị trì trệ nhưng không tìm được lối thoát, chúng ta cũng có thể cố gắng phá bỏ theo lối suy nghĩ tích cực. Nếu bạn có thể nhảy ra khỏi hiện tại và nhìn bản thân từ góc độ của người ngoài cuộc, bạn có thể bất ngờ nhìn thấy chính mình.
1. Muốn phá phá bỏ rào cản, trước tiên bạn phải hiểu được vướng mắc của chính mình
Ví dụ, khi lãnh đạo cấp cao của công ty của bạn từ giám đốc đến quản lý không ghi nhận năng lực của bạn trong khi bạn so với đồng nghiệp khác có phần vượt trội hơn, chăm chỉ và đưa ra những ý kiến sáng tạo cho sự phát triển của công ty. Bạn không thể vì thế mà từ bỏ công việc yêu thích của mình.
Nhưng trên cơ sở khẳng định rằng thái độ làm việc của bạn là đúng đắn và hiệu quả công việc không tồi thì cũng đừng tự trách bản thân. Vì nhiều vấn đề không hoàn toàn là trình độ khả năng mà chính là chúng ta có đang kiên trì ở trong “công việc” này hay không.
Lãnh đạo chưa nhìn nhận sự chăm chỉ của bạn phải chăng ở bạn còn khuyết điểm chưa làm tốt, người khác nhìn điểm sai của bạn thì dễ, chính mình thì khó tìm ra khuyết điểm bản thân. Vì vậy, khi chúng ta nhìn thấy xung quanh và nhận ra chính mình một cách rõ ràng, chúng ta sẽ có thể nắm bắt được “vướng mắc” mà chúng ta đang gặp phải, và cách giải quyết tốt nhất là bạn tìm ra rào cản ở bản thân phá bỏ nó mà vượt lên chính mình để thay đổi. Với những tiến bộ từ bản thân một cách rõ ràng, chắc chắn bạn cần phá bỏ những tư duy cũ của mình, thì mới có thể cải biến được.
2. Chìa khóa để phá bỏ “vướng mắc” là giải quyết “vướng mắc”
Muốn thoải mái tham gia một “cuộc chơi” nào đó, ngoài việc am hiểu trò chơi, bạn còn phải tìm ra những chuyên môn cho riêng mình. Cái gọi là chuyên môn chính là đặc điểm của “người không có cái tôi, người khác có cái tôi vượt trội”. Chỉ cần bạn có thể sử dụng cả hai để hoàn thiện, bạn có thể tìm ra “phương pháp” để giải quyết trò chơi.
Chẳng hạn, một cư dân mạng chia sẻ rằng khi còn làm việc tại một đài truyền hình địa phương, anh ấy thấy rằng việc luyện nói và tự tin là khó làm nhất. Khi tìm ra được vướng mắc ở một nguyên nhân nào đó con người sẽ thấy khuyết điểm của chính mình để cố gắng. Xong các phát thanh viên vì hầu hết họ sẽ lấy đó làm bàn đạp để tích lũy kiến thức và cố gắng bản thân, sau khi tích lũy đủ trình độ chuyên môn, một khi được các đài truyền hình khác lớn hơn thuê, họ sẽ dứt khoát chuyển việc.
Nhiều người thường không hài lòng với hiện trạng hoặc công việc hiện tại, nhưng nếu họ muốn nghỉ việc hoặc thay đổi công việc, họ vẫn phải trau dồi kỹ năng của bản thân. Khi chúng ta thực sự tìm ra cách giải quyết tình huống, thì hãy cứ kiên trì thực hiện mới đi đến được kết quả cuối cùng.
3. Việc phá bỏ “vướng mắc” thành công hay thất bại nằm ở chỗ có dám thay đổi “tư duy” hay không?
Từ xa xưa, những người muốn làm cho được việc lớn phải có một lớn tư duy lớn. Bởi vì những người này có mục tiêu rất rõ ràng về những gì họ đang theo đuổi, họ có dũng khí để đưa ra quyết định, và họ sẽ không từ bỏ các mục tiêu dài hạn vì lợi ích nhất thời.
Đặc biệt là khi một người nhận thấy rằng “mục tiêu” mà mình đang thực hiện đã trở thành một loại lồng và tự kiềm chế mình không đúng với những gì bạn mong muốn, thì đó chính là thời điểm quan trọng để phá bỏ những tư duy theo hướng cũ. Tích lũy trong một thời gian dài kinh nghiệm có thể giúp một người có đủ kỹ năng và năng lực, nhưng điều thường thiếu là lòng dũng cảm và sự quyết tâm để vượt qua những tư duy cũ hay không chấp nhận sự thay đổi củ chính mình không?
Chỉ khi bạn có đủ can đảm để vượt qua quá khứ và bứt ra khỏi “vòng tư duy cũ” mà bạn đã dày công và đặt nền móng bấy lâu, bạn mới có cơ hội khám phá một “thế giới mới”. Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là mọi thứ đều phải được bắt đầu lại từ đầu, nhưng chỉ cần có rủi ro và thử thách thì bạn mới quyết tâm thay đổi có cơ hội mới và tương lai tốt đẹp hơn.
Nếu một người muốn tạo ra sự khác biệt, người đó phải có tư duy đột phá, tìm ra điểm phù hợp nhất với thế mạnh của mình, sau đó nỗ lực hết mình để thu được lợi ích mà không để lại hối tiếc. Và tất cả những điều này chính xác là kinh nghiệm quý báu điểm khởi đầu cuộc đời phi thường của những người thành công.
Tâm An-