Bố mẹ làm gì khi con nói dối?
Do chưa đủ khả năng đánh giá về giá trị nhân sinh quan nên trẻ nhỏ khó tránh khỏi việc từ háo thắng chuyển dần sang háo danh, từ đó dẫn tới nói dối. Do đó, cần bồi dưỡng cho con quan niệm cạnh tranh lành mạnh ngay từ khi con còn nhỏ.
Có một câu chuyện nhỏ về vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ – George Washington:
George Washington là tổng thống đầu tiên của Mỹ, từ nhỏ đã rất thông minh hiếu động, tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh mình. Có lần, Washington thử dùng cái rìu nhỏ chặt cây, và không cẩn thận chặt mất cây anh đào yêu thích của cha. Cha biết đã vô cùng tức giận, liền lớn tiếng quát: ‘Ai đã làm việc này?’.
Washington thấy thái độ của cha như vậy, trong lòng vô cùng sợ hãi, đứng bên lo lắng nhìn cha. Một lát sau, cậu lấy hết dũng khí bước đến trước mặt cha và thành khẩn nói: ‘Con xin lỗi cha, cây anh đào là do con chặt đấy ạ, con chỉ muốn thử xem chiếc rìu của con có sắc không?’.
Cha nhìn con trai, nghĩ ngợi một lát rồi nói: ‘Con không sợ cha biết chuyện sẽ đánh con ư?’.
Washington ngẩng đầu lên và dũng cảm nói: ‘Nhưng cho dù thế nào con cũng nên nói sự thật cho cha biết’.
Người cha nghe xong, cơn giận cũng tan biến, hiền từ nhìn con trai và nói: ‘Con trai, cha rất vui vì con đã nói sự thật cho cha biết, cha thà mất một nghìn cây anh đào, chứ không muốn con trai cha nói dối’.
Từ ánh mắt của cha, Washington đã nhìn thấy sự tha thứ và kỳ vọng của cha, cậu bé đã có được sự cổ vũ và an ủi rất lớn. Với cách dạy dỗ này, Washington đã có được đức tính trung thực, không gian dối và cuối cùng cậu lập nên một sự nghiệp vĩ đại – vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.
Ngày nay, tình trạng nói dối ở trẻ thực sự đang là vấn đề mà các bậc phụ huynh dù ít hay nhiều đều từng gặp phải khi nuôi dạy con cái. Phần lớn cha mẹ đều coi đây là vấn đề nghiêm trọng nên liền lập tức trách phạt con. Nhưng điều đó chỉ khiến trẻ lầm tưởng rằng, nguyên nhân của việc bị phạt là do bị phát hiện nói dối chứ không phải do chúng nói dối nên bị phạt. Lần sau, chúng sẽ tìm cách nói dối tinh vi hơn. Vậy, làm thế nào để tình trạng nói dối ở trẻ không còn là vấn đề khiến cha mẹ phải đau đầu? Cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
Quan sát tỉ mỉ từng hành động của con
Thông thường, trẻ em nói dối là có nguyên nhân và lần đầu tiên nói dối trẻ sẽ rất căng thẳng vì sợ nếu bị phát hiện sẽ bị mắng. Nhưng trẻ cũng ôm ấp hy vọng rằng, cha mẹ sẽ không quá để ý tới lời nói và sẽ tin lời trẻ nói. Nếu lần đầu nói dối thành công, con sẽ có lần sau và ngày càng nói dối nhiều hơn. Ngược lại, nếu ngay từ lần đầu nói dối mà bị phát hiện và bị trách phạt thì lần sau con sẽ không giám tùy tiện nói dối nữa.
Do vậy, cha mẹ cần lưu tâm và phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường ở con để kịp thời uốn nắn. Bởi trên thực tế chỉ cần cha mẹ chú ý quan sát và nói chuyện với con nhiều hơn một chút sẽ dễ dàng phát hiện con có trung thực hay không, có nói dối hay không.
Không vô cớ đánh mắng con
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy, đôi khi trẻ nói dối vì chúng biết rằng nếu nói thật sẽ bị mắng. Có thể con cũng không muốn nói dối nhưng vì không thể nói ra sự thật, lại bị cha mẹ thúc ép nên đành phải nói dối. Lúc đó, việc làm cần thiết của cha mẹ là tôn trọng sự im lặng của con. Đồng thời bình tĩnh xem xét, phân tích cho con nguyên nhân và hậu quả của việc làm đó. Việc phát hiện kịp thời sẽ giúp con không bị lấn sâu vào việc nói dối. Cần uốn nắn con dần dần, chỉ rõ cho con tác hại của việc nói dối để con nhận ra sai lầm của mình và động viên con sửa sai.
Tin tưởng và tôn trọng
Việc cha mẹ nghi ngờ sự thành thật của con sẽ dẫn đến việc nảy sinh những chuyển biến không tốt trong tâm lý của con, từ tủi thân, oán trách đến không phục, thậm chí chống đối lại. Đây chính là mầm mống của việc nói dối. Cha mẹ hãy yêu thương, quan tâm, tôn trọng và tin tưởng con cái. Hãy bồi dưỡng cho con đức tính trung thực và những phẩm chất tốt đẹp khác.
Nhận thức tác hại của nói dối
Khi phát hiện con nói dối, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là giáo dục con, giúp con nhận thức được tác hại của nói dối. Hãy cho con biết những gì nhận lại từ việc nói dối chỉ là niềm vui ngắn ngủi từ việc lừa người khác, chỉ có thể lừa gạt được người khác lúc ấy nhưng đến một lúc nào đó họ cũng sẽ phát hiện ra và con sẽ đánh mất sự tin tưởng của họ dành cho mình.
Thông qua các câu chuyện ngụ ngôn để giúp con nhận thấy rằng, kẻ nói dối bao giờ cũng có cuộc sống không hạnh phúc vì không ai yêu mến kẻ nói dối cả. Khi con đã nhận ra và hứa sẽ sửa sai, cha mẹ phê bình nhưng cũng cần khoan dung, tin tưởng con.
Làm phong phú thêm hiểu biết của con
Kiến thức của trẻ thường rất nhỏ hẹp, trẻ thường mơ mộng và đôi khi lẫn lộn giữa mộng tưởng và hiện tại, không phân biệt được thật giả rõ ràng. Đôi khi chúng còn bị phụ thuộc vào ảo ảnh của những lời nói dối. Cha mẹ cần biểu dương trí tưởng tượng của con nhưng cũng cần cung cấp cho trẻ những kiến thức đúng đắn từ thực tế, giúp con biết phân biệt, đối chiếu, so sánh một cách chính xác, nhìn nhận mọi việc một cách khách quan.
Tin tưởng và tôn trọng
Việc cha mẹ nghi ngờ sự thành thật của con sẽ dẫn đến việc nảy sinh những chuyển biến không tốt trong tâm lý của con, từ tủi thân, oán trách đến không phục, thậm chí chống đối lại. Đây chính là mầm mống của việc nói dối. Cha mẹ hãy yêu thương, quan tâm, tôn trọng và tin tưởng con cái. Hãy bồi dưỡng cho con đức tính trung thực và những phẩm chất tốt đẹp khác.
Nhận thức tác hại của nói dối
Khi phát hiện con nói dối, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là giáo dục con, giúp con nhận thức được tác hại của nói dối. Hãy cho con biết những gì nhận lại từ việc nói dối chỉ là niềm vui ngắn ngủi từ việc lừa người khác, chỉ có thể lừa gạt được người khác lúc ấy nhưng đến một lúc nào đó họ cũng sẽ phát hiện ra và con sẽ đánh mất sự tin tưởng của họ dành cho mình.
Thông qua các câu chuyện ngụ ngôn để giúp con nhận thấy rằng, kẻ nói dối bao giờ cũng có cuộc sống không hạnh phúc vì không ai yêu mến kẻ nói dối cả. Khi con đã nhận ra và hứa sẽ sửa sai, cha mẹ phê bình nhưng cũng cần khoan dung, tin tưởng con.
Làm phong phú thêm hiểu biết của con
Kiến thức của trẻ thường rất nhỏ hẹp, trẻ thường mơ mộng và đôi khi lẫn lộn giữa mộng tưởng và hiện tại, không phân biệt được thật giả rõ ràng. Đôi khi chúng còn bị phụ thuộc vào ảo ảnh của những lời nói dối. Cha mẹ cần biểu dương trí tưởng tượng của con nhưng cũng cần cung cấp cho trẻ những kiến thức đúng đắn từ thực tế, giúp con biết phân biệt, đối chiếu, so sánh một cách chính xác, nhìn nhận mọi việc một cách khách quan.
Bồi dưỡng cho con năng lực phân biệt
Trẻ tuy nhỏ nhưng cũng có háo danh và háo thắng. Do chưa đủ khả năng đánh giá về giá trị quan, nhân sinh quan nên trẻ khó tránh khỏi việc từ háo thắng chuyển dần sang háo danh, từ đó dẫn tới nói dối. Do đó, cần bồi dưỡng cho con quan niệm cạnh tranh lành mạnh ngay từ khi con còn nhỏ.
Thông qua việc làm gương cho con, kể các câu chuyện, phân tích những ví dụ xung quanh, cha mẹ nên nói rõ những đạo lý tốt đẹp, yêu cầu nghiêm khắc từ những việc nhỏ nhất để con phân biệt được thế nào là đúng, thế nào là sai, cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Làm những việc sai trái thì ảnh hưởng tới mình và người khác như thế nào, hậu quả ra sao. Những việc không nên làm thì đừng làm, những lời không thành thực thì không nên nói, khi làm sai phải biết thành khẩn sửa sai. Như vậy, con mới là đứa trẻ ngoan