Chủ Nhật, ngày 24/02/2019 09:18 AM
Quà tặng cuộc sống: Người làm thuê tốt nhất
Xem Video: Người Làm Thuê Tốt Bụng.
Tóm tắt: Khơi về lòng tham – đánh động Vô đáy.
Khi không có gì trong tay, người làm thuê cố gắng hết sức để làm việc. Nhưng đứng trước của cải, lòng tham sinh ra đã khiến anh ta mờ mắt. Chính lòng tham ấy khiến anh làm thuê không nhận ra rằng, trong tay anh chẳng có gì nên thay vì vui mừng nhận lấy mảnh ruộng 3 mẫu, anh ngày ngày bất mãn vì không nhận được mảnh 5 mẫu.
Click vò Download để tải Video:
Hành Trình 55 ngày 24/2/2018 – 365 ngày.
Nếu bạn có một cuộc sống hoàn hảo cho đến lúc này, và mọi thứ xảy ra thật sự đúng đắn và chính xác, thì có thể bạn sẽ không có một quyết tâm cao độ và ý muốn thay đổi cuộc sống của mình. Chỉ cho đến khi nào những điều "tiêu cực" xảy ra với chúng ta, thì chúngg ta mới có mong muốn mạnh mẽ muốn thay đổi mọi thứ. Và mong muốn mạnh mẽ ấy sẽ trỗi dậy bên trong bạn như một ngọn lửa đầy sức hút, và nó thật sự rất quyền năng. Hãy tỏ lòng biết ơn với tất cả mọi thứ đã khiến ngọn lửa này cháy bừng lên mong muốn mạnh mẽ bên trong bạn, bởi vì chính ngọn lửa mong muốn ấy sẽ mang đến cho bạn sức mạnh và sự quyết tâm, và bạn sẽ thay đổi cuộc sống của mình.[...]
Những lời vàng ngọc của cổ nhân lưu lại để cảnh giới người đời.
Người xưa coi trọng đọc sách Thánh hiền, tu sửa tâm tính, kính Trời, biết mệnh nên luôn có những quan điểm rất sâu sắc về nhân sinh. Những câu nói mà họ để lại dù rất giản dị nhưng vẫn luôn hàm chứa những đạo lý, bài học sâu sắc và vô cùng hữu ích cho chúng ta thời nay suy ngẫm!
Trần Kế Nho (1558 -1639) có tên tự là Trọng Thuần, tên hiệu là Mi Công. Ông là người đất Hoa Đình (nay thuộc Kim Sơn, Thượng Hải). Ông là nhà văn, nhà thư pháp và họa sĩ nổi tiếng của triều đại nhà Minh. Các tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm: “Mi Công toàn tập”, “Vãn Hương Đường Tiểu Phẩm”…
Trong “Cảnh thế thông ngôn”, những lời mà Trần Kế Nho viết từng câu từng câu đều được người đời ví như vàng ngọc. Nó được coi là một trong những “thiên cổ kỳ văn” hiếm có trong lịch sử.
“Cảnh thế thông ngôn” ngụ ý rằng thông qua lời nói để cảnh giới người đời. Dưới đây xin trích dẫn một phần trong tác phẩm ấy, nó rất có ý nghĩa đối với cuộc đời của mỗi người chúng ta!
Ngày hôm nay không biết chuyện của ngày mai, lo lắng chuyện gì?
Không lễ cha mẹ, chỉ lễ Quỷ Thần thì sao gọi là kính trọng được?
Anh chị em một nhà đều là cùng một mẹ sinh ra, tranh giành cái gì?
Con cháu đều có phúc phận của con cháu, sao phải buồn rầu chuyện gì?
Tôi tớ thì cũng là do cha mẹ sinh ra, xúc phạm cái gì?
Trên đầu ba thước có Thần linh, lừa dối ai đây?
Hại người cuối cùng cũng là hại mình, xảo quyệt làm gì?
Vinh hoa phú quý như mây khói, tiêu tan trước măt, cao ngạo vì cái gì?
Gia đình người ta giàu sang phú quý đều là tích đức từ kiếp trước tạo thành, ghen ghét đố kỵ cái gì?
Kiếp trước không tu sửa tâm tính, bản thân, nay chịu khổ, oán giận, than trách ai?
Đất vườn người trước, người sau tiếp nhận, chiếm giữ làm gì?
Được cái lợi này thì mất cái lợi kia, tham lam làm gì?
Oán oán tương báo đến khi nào mới ngừng, kết oán làm gì?
Thị phi cuối cùng cũng tự rõ rằng, tranh biện làm gì?
Lời nói dối, ác khẩu làm hư tổn hết phúc đức, nói dối, ác khẩu làm gì?
Người ác tự có ác báo, hận làm gì?
Thế sự thật giống như một ván cờ, tính toán chuyện gì được đây?
Cả đời, ai mà có thể luôn luôn vô sự, chê trách ai đây?
Ức hiếp người là gây họa, khoan dung người là tạo phúc, ai mới mạnh hơn đây?
Huyệt ở trong tâm, không phải ở trên núi, mưu kế, toan tính điều gì?
Một khi hết mệnh lìa đời thì vạn sự đều ngưng, sao còn bận rộn truy cầu điều gì?
Một trả lời tới to “#55 Hành Trình ngày 24/02/2019 – 365 ngày: Những lời vàng ngọc của cổ nhân lưu lại để cảnh giới người đời.”