HÀNH TRÌNH ĐÃ QUA NĂM 2018:
Hành Trình 207 ngày 26/7/2018 – 365 ngày.
Bạn có biết vì sao bạn đang đánh mất niềm vui trong hiện tại?[.....]
Người thực sự thông minh thường là giả ngốc, kẻ khéo léo toan tính lại hoá hồ đồ
Người thông minh thật sự, thường là thông minh, khôn khéo đến mức khiến cho người khác không nghĩ rằng họ thông minh. Kẻ thông minh nhìn ngoài mặt thì thấy ngu dại, hồ đồ, thực tế trong tâm không chuyện gì không rõ.
Làm người thông minh thật sự
Nhà tâm lý học người Mỹ William James đã từng nói, phàm là những người quá thông minh, hay so đo tính toán, trên thực tế đều là những người rất bất hạnh, thậm chí lắm bệnh và đoản mệnh. Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, những người hay so đo, toan tính trên 90% đều có mắc các chứng bệnh về tâm lý.
Thời gian và mức độ đau khổ của những người này nhiều gấp mấy lần so với những người không thích so đo với người khác. Nói một cách khác, tuy họ giỏi toan tính, nhưng lại không có được những tháng ngày vui vẻ.
Một người giỏi toan tính, thông thường cũng là người hay so đo mọi chuyện
Không kể là bề mặt người đó phóng khoáng đến đâu, sâu thẳm trong nội tâm anh ta đều sẽ không bình thản. Bản thân người hay toan tính thoạt tiên đã khiến người ta đánh mất bình tĩnh, hãm trong vướng mắc của sự việc.
Và một người hay mất đi bình tĩnh, thông thường đều sẽ đưa tới tâm trạng lo âu khá nghiêm trọng. Một người ở trong trạng thái lo lắng hoang mang, không những không cảm thấy vui vẻ, mà trong tâm thường rất đau khổ.
Người mà hay so đo tính toán rất khó có được bình ổn và thỏa mãn trong cuộc sống. Trái lại bởi trong tâm có quá nhiều toan tính mà dẫn đến bất mãn và oán hận đối với sự việc cũng như đối với người khác. Loại người này thường hay bất đồng ý kiến, trong tâm tràn đầy mâu thuẫn, xung đột với người khác.
Người thích toan tính, trong tâm thường hay bị bế tắc
Người thích so đo hằng ngày luôn bị hãm trong cảm xúc tiêu cực, không thể tự vực lên. Chỉ quen để ý đến những điều vặt vãnh trước mắt chứ không chịu nhìn xa trông rộng. Điều nghiêm trọng hơn nữa là, anh ta không chỉ so đo riêng với một sự việc nào đó trong số muôn nghìn sự việc trên đời, mà là đối với mọi việc đều quen thói so đo toan tính.
Quá nhiều toan tính chôn sâu trong lòng, cứ thế tích lũy khiến tâm họ trở nên khốn khổ. Sống mà cứ mãi lo buồn như vậy thử hỏi làm sao có được những ngày tháng vui vẻ thật sự đây?
Người quá so đo, cũng là người có tâm chiếm hữu mạnh mẽ
Người mà có tâm chiếm hữu mạnh mẽ rất khó sống cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng. Thường thường còn bởi toan tính quá nhiều mà dẫn đến tai họa, tăng thêm rắc rối. Người quá so đo, tất nhiên là một người thường hay để ý đến mặt tiêu cực. Anh ta luôn phát hiện vấn đề, phát hiện sai lầm, lo lắng mọi nơi, phòng bị mọi chuyện, trong lòng lúc nào cũng là một mảng u tối.
Người quá so đo, ánh mắt lúc nào cũng chứa đầy hoài nghi
Loại người này cũng thường hay đặt bản thân mình ở mặt đối lập với thế giới, đây quả thật là một loại bất hạnh lớn lao. Người mà quá so đo tính toán, còn dễ dàng bị lòng tham chi phối. Có càng nhiều cách nghĩ khiến cho niệm đầu không thoát được, giống như có tảng đá lớn đè nặng trong tâm. Sinh mệnh trở nên u tối không có chút màu sắc nào.
Mỗi người đều mong rằng bản thân mình thông minh, càng thông minh càng tốt, càng thông minh càng lộ rõ chỗ cao minh trong thái độ làm người của mình. Thông minh có sự phân chia giữa thông minh lớn và thông minh vặt.
Hồ đồ cũng có hồ đồ thật và hồ đồ giả. Người mà hồ đồ trong những chuyện vặt vãnh, xem nhẹ quyền thế, không màng lợi danh, không có phiền não, nếu được như vậy hiển nhiên sẽ có được cuộc sống yên vui thanh thản.
Còn như chuyện lớn mà ứng xử hồ đồ, thì chẳng khác chi gỗ mục không thể chạm khắc. Người thông minh thật sự, thường là thông minh khôn khéo đến mức khiến cho người khác không nghĩ rằng họ thông minh. Kẻ thông minh nhìn ngoài mặt thì thấy ngu dại hồ đồ, thực tế trong tâm không chuyện gì không rõ, đây không phải là một loại nghệ thuật sống càng cao minh hơn hay sao?
Comment on “#207 Hành Trình ngày 26/07/2019 – 365 ngày: Người thực sự thông minh thường là giả ngốc, kẻ khéo léo toan tính lại hoá hồ đồ”