Thứ Hai, ngày 18/03/2019 10:36 AM
Quà tặng cuộc sống: Chuyến xe ôm.
jBà mẹ từ quê lên thành phố thăm con trai. Con trai bận họp với đối tác, con dâu có hẹn bạn, hai vợ chồng quyết định thuê xe ôm chở mẹ từ bến xe về nhà.
Xem Video: Chuyến Xe Ôm.
Click vào Download để tải Video:
Hành Trình đã qua 2018:
Ngô Văn Hiếu – 77 ngày 18/3/2018 – 365 ngày.
Từ “nếu như” có mang một tần số nghi ngờ rất mạnh mẽ. Khi đang nghĩ hoặc nói về những điều mình muốn, hãy loại bỏ từ “nếu như” ra khỏi tự điển của bạn. Bạn có nhận thấy rằng mỗi khi nói từ “nếu như”, đó là khi bạn đang không tin tưởng rằng điều mình muốn đã trở thành sự thật? Quy luật hấp dẫn không thể mang đến cho bạn thứ bạn mong muốn khi bạn phát ra sự nghi ngờ cùng với từ “nếu như”. Chỉ sử dụng từ “khi” để suy nghĩ và nói về những điều bạn muốn: “Khi điều này xảy ra”, “Khi tôi làm điều này”, “Khi tôi ở đó”, “Khi nó đến”, “Khi tôi có được nó”. KHI, KHI, KHI! [....]
Người đàn ông hỏi Đức Phật: ‘Làm sao để dứt khỏi phiền não?’, câu trả lời là 2 chữ.
Phiền não trong đời cũng giống như một giấc mộng. Chỉ cần bạn nguyện ý buông bỏ, thì có thể từ trong cơn ác mộng khủng khiếp nhất mà sực tỉnh ra. Bất luận phiền não của bạn là gì, nguồn gốc từ đâu thì phương pháp loại bỏ chúng đều chỉ có một.
Trên thế gian này vốn có quá nhiều phiền não. Vậy nên ai cũng mải miết đi tìm câu trả lời cho thắc mắc: “Phải làm sao để dứt khỏi phiền não?“. Không hẹn mà gặp, trước sau họ đều cùng đến trước Phật Tổ cất lời hỏi.
Phật Tổ đại từ đại bi, chỉ nhìn họ mỉm cười và nói: “Muốn không còn phiền não, chỉ có thể là biết buông bỏ“.
Nhưng vẫn có người không thỏa mãn, bèn vặn vẹo Phật Tổ: “Thưa Đức Phật! Trên đời này có muôn triệu người, cũng chính là có muôn triệu phiền não. Nhưng cách mà Người đưa ra chỉ có một, đều giống hệt nhau, há chẳng phải mâu thuẫn lắm sao?“.
Phật Tổ điềm đạm hỏi lại người đàn ông: “Buổi tối khi đi ngủ, ông có nằm mơ hay không?“.
“Thưa, tất nhiên rồi! Con rất hay nằm mơ“, người đàn ông trả lời.
“Vậy những giấc mơ ấy có đều giống nhau không?“, Phật Tổ lại hỏi.
“Tất nhiên là không giống nhau rồi thưa Người“, người đàn ông trả lời, giọng băn khoăn.
“Thế có hay gặp ác mộng không?“, Phật Tổ mỉm cười hỏi.
“Vâng, con rất hay gặp ác mộng ạ!“, người đàn ông kính cẩn trả lời.
“Ông ngủ cả nghìn vạn lần, có nghìn vạn lần nằm mơ thấy ác mộng“. Phật Tổ mỉm cười nói tiếp: “Nhưng cách duy nhất để thoát khỏi những cơn ác mộng lại đều rất giống nhau. Đó chính là tỉnh dậy!“.
Người đàn ông nghe xong câu trả lời của Phật Tổ bất chợt đại ngộ, chắp tay kính cẩn lạy tạ, thực sự không nói được thêm một lời nào.
***
Phiền não trong đời cũng giống như giấc mộng. Chỉ cần bạn nguyện ý buông bỏ, thì có thể từ trong ác mộng mà tỉnh giấc. Bất luận phiền não của bạn là gì, nguồn gốc từ đâu thì phương pháp loại bỏ chúng đều chỉ có một: Hãy biết buông tâm.
Đời người ai cũng có rất nhiều khổ nạn không thể xoay chuyển, ai cũng có rất nhiều tiếc nuối chẳng kịp vãn hồi. Nhưng con người thật lạ, mãi cứ ôm giữ phiền não trong tâm mà không chịu buông bỏ. Có lẽ vào những đêm thâu tịch lặng, người ta rồi sẽ phải dằn vặt vì những thứ không đáng có này, sẽ khóc than, sẽ oán trời hận đất.
Rốt cuộc, đến phút cuối cùng, người có thể cứu vớt chúng ta ra khỏi khổ đau chẳng có ai khác ngoài chính bản thân mình. Đời người có quá nhiều gánh nặng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn. Muốn gánh lấy gánh nào, muốn quăng xuống hay không đều là do quyết định của bản thân mình.
Bởi suy cho cùng, phương pháp giải quyết buồn phiền tốt nhất, chính là buông bỏ mọi muộn phiền. Buông bỏ tâm tranh giành bạn sẽ thấy hiển lộ sự từ bi, buông bỏ tâm biện giải bạn sẽ thấy ánh sáng của trí tuệ; biết tha thứ chính là giải thoát, biết thỏa mãn chính là buông tay. Không loạn trong tâm, không kẹt trong tình, không sợ tương lai, không nghĩ quá khứ; ngẩng đầu cười ngắm gió mây tan, ngồi yên thưởng ngoạn mặt trời xuống.
Và bạn hãy luôn nhớ, muốn thoát khỏi vướng mắc của ác mộng cách duy nhất chính là “tỉnh dậy”, muốn quên đi mọi bất hạnh của đời người cách duy nhất chính là “buông xuống”.
Comment on “#77 Hành Trình ngày 18/03/2019 – 365 ngày: Người đàn ông hỏi Đức Phật: ‘Làm sao để dứt khỏi phiền não?’, câu trả lời là 2 chữ.”