Nam Mô Hoàng Thiên Thánh Mẫu .
Nam Mô Thuỷ Tổ Quốc Mẫu – Bà Chúa Tài Lộc Cứu Độ Muôn Chúng Sinh Thoát Khổ Nạn, Phúc Lộc Thọ Trường An lạc Hạnh Phúc .
Nguyện Cầu Thuỷ Tổ Quốc Mẫu Chiếu Ánh Hào Quang Soi Sáng Đường Tu Hành, Nguyện Cho Chúng Sinh Sớm Thành Đạo Qủa. Nguyện Cầu Cô Sáu Sơn Trang ( Cô Bản Đền ) Độ Cho Muôn Dân, bệnh tật Tiêu Trừ .
Nam Mô Hoàng Thiên Thánh Mẫu Chứng Minh .
Nam Mô Thuỷ Tổ Quốc Mẫu – Bà Chúa Tài Lộc Chứng Minh .
Tiếp bước hành trình 152 ngày 02/06/2017 (tức ngày 08/05 Âm lịch) đến Miếu Bà Chúa Xứ Nhà Bè thắp nhang và phóng sinh, cầu chúc an bình hạnh phúc, tài lộc xum vầy!. Trang: ngovanhieu.net là nơi ghi lại khoảnh khắc kiến thức tổng hợp qua nhiều kênh…chia sẽ để mọi người cùng đọc.
Chúa xứ nhà bè:
Cuối đường Huỳnh Tấn Phát thuộc huyện Nhà Bè có con hẻm sâu vào Miếu Ngũ Hành, mọi người thường gọi nơi đây là Miếu Bà Chúa Xứ 2 .
(Hình ảnh chụp nhà bè)
Cửa MIẾU NGŨ HÀNH (Nhà Bè)
Cung & tượng BÀ CHÚA XỨ (Nhà Bè)
Cung và Tượng Phật Quan Âm & Di Lạc
Tiểu Sử Bà Chúa Xứ : Xem Qua Youtobe:
Chia sẽ Nội dung:
Tiểu Sử Bà Chúa Xứ
Trong miếu theo hướng chánh điện, ở trong cùng nơi đặt tượng Bà là một cung điện lớn, Bà ngồi uy nghi trên bệ cao với nhung y rồng phượng và tùy theo mùa mà khoác những chiếc áo mang màu sắc khác nhau.
Tương truyền về hướng đặt tượng Bà hiện nay, thời miếu còn sơ khai tượng Bà quay mặt ra đường cái, tức nhìn lên đỉnh núi Sam, nhưng dân làng thời đó chất phát thường đi qua không kính cẩn cúi chào. Bà giận và hiển linh mách bảo thủ từ cho Bà xoay lưng vào trong như hiện nay, mặt hướng về dòng kinh Vĩnh Tế để hưởng gió mát và mùi thơm của lúa gạo từ những cánh đồng lúa bao la ở phía trước thổi vào.
Tượng Bà được tạc tư thế ngồi, ngực nở to, bụng phệ, cổ to, tai Phật. Tượng cao 1,25 m được đúc liền với một bệ đá cùng loại. Chân trái xếp bằng tròn, giáp với bàn chân phải. Chân phải ở tư thế co, chống thẳng. Tay trái chống xuống bệ đá, còn bàn tay phải xòe ra vắt trên đầu gối phải.
Mái tóc Bà quấn thành búp xoăn xõa xuống gáy, có những búp đến ngang vai. Trên đầu tượng có một vành như vành đai vương miện, vành này có khắc hoa văn hình móc câu rất đẹp, phía trước trán nổi lên hoa văn hình ngọn lửa tỏa xung quanh một hình tròn chính giữa. Ngày nay tượng được khoác áo, mão nên chúng ta không thấy hết những chi tiết vừa miêu tả.
Khu chánh điện thờ Bà Chúa Xứ, ngoài tượng Bà, hai bên là hai con hạc trắng đứng chầu trên lưng rùa (Hạc là hiện thân của tính Dương, rùa là hiện thân của tính Âm. Hạc đứng trên rùa biểu hiện sự Âm Dương giao hòa).sim phong thủy
Ngang với tượng, bên phải có một bệ thờ trên đặt một tảng đá xám cao hơn bảy tấc, đường kính trên bốn tấc. Thân đá có 8 cạnh, đầu tròn nhẵn, có tên bàn thờ Cậu (giới khảo cổ cho đây là cây Linga, sinh thực khí trong tín ngưỡng phồn thực). Bên trái là bệ thờ đặt một tượng nữ, cao bốn tấc gọi là bàn thờ Cô.
Trước chính điện là bàn thờ Công Đồng chỉ có một bát nhang lớn, hai bên có hai con chim phượng đứng chầu, đây là bàn thờ các hàng thần, thánh, các cấp binh gia của Bà. Ngang hàng với bàn thờ Công Đồng, phía trái là bàn thờ Tiền Hiền, phía phải đặt bàn thờ Hậu Hiền, cả hai bàn thờ đều không có tượng chỉ để bát nhang, là nơi thờ các nhân vật lịch sử được phong thần, phong thánh.
Nhiều học giả nghiên cứu về văn hóa tâm linh cho rằng, miếu Bà Chúa Xứ được thờ như cách các đền chùa miền Bắc thờ Mẫu. Vì thế triều đình nhà Nguyễn phong sắc Bà Chúa Xứ là Thánh Mẫu Thượng Đẳng Thần. Bà trở thành biểu tượng về một nữ thần Mẹ Xứ Sở – Mẹ Đất (Địa Mẫu).
NHỮNG TRUYỀN THUYẾT
Miếu Bà Chúa Xứ gắn liền với nhiều huyền thoại về sự hiển hiện của pho tượng đá trên núi Sam. Các truyền thuyết cho rằng :
– Trước đây Bà ngự trên đỉnh núi Sam, vì thế dân làng cho thỉnh tượng rước Bà xuống núi, có đến những trăm trai tráng nhưng không sao xê dịch được, nhưng chỉ với 9 cô gái mảnh mai trinh nữ, đã đưa tượng xuống núi một cách nhẹ nhàng, khi thỉnh đến vị trí ngôi miếu hiện nay,pho tượng nặng trì xuống không sao đi được, nên dân làng mới dựng miếu thờ Bà tại nơi đây.
– Cũng cách giải thích trên, qua các tài liệu cho rằng : Tượng Bà trước ở trên đỉnh núi Sam. Khi quân Xiêm La (Thái Lan) đang xâm lược đất Cao Miên, chúng thường kéo sang vùng Thất Sơn quấy nhiễu.
Chúng lên đỉnh núi Sam thấy pho tượng to lớn dáng dấp huyền bí nên muốn mang về nước, hơn một trăm lính lực lưỡng hè nhau đưa tượng xuống núi, nhưng không thể nào khiêng nổi như tượng nặng ngàn cân. Một tên lính Xiêm tức giận bèn lấy khúc cây đang làm đòn bẫy mà phang vào tượng, làm sứt một mảng ở cánh tay của Bà. Lập tức tên lính bị Bà làm cho hộc máu chết liền tại chỗ. Bọn lính đành bỏ lại pho tượng.
Đến khi người Việt đến khai hoang lập ấp nơi đây, thấy tượng Bà đang ngồi cô độc trên đỉnh núi, liền huy động cả trăm trai làng lên núi khiêng tượng xuống, nhưng tượng không hề lay chuyển.
Dân làng họp nhau cúng tế cầu xin Bà cho họ thỉnh được tượng xuống. Bất ngờ Bà nhập đồng vào một cô gái, và xưng là Bà Chúa của xứ sở, muốn thỉnh tượng về thờ phải có 9 cô gái còn trinh nữ khiêng xuống núi rồi lập miếu mà thờ.(xem sim hop tuoi)
Dân làng nghe theo lời, tìm đủ 9 cô gái đồng trinh và đưa lên núi thỉnh tượng Bà xuống. Y như lời, 9 cô gái khiêng tượng Bà xuống núi thật dễ dàng, nhưng đến chỗ lập miếu hiện nay, 9 cô gái không thể di chuyển tượng được nữa. Dân chúng cho rằng Bà đã chọn nơi đây để ngự, do đó miếu Bà được mọi người dựng tại đây.
Qua những truyền thuyết trên, chúng ta càng rõ miếu Bà có từ trước khi Đô Thống Thoại Ngọc Hầu đến trấn giữ vùng Châu Đốc, có thể được dựng vào cuối thế kỷ 18 hay vào đầu thế kỷ 19. Cũng tương truyền, miếu Bà vào trước năm 1954 còn rất nhỏ, rộng không quá 20 m2, xây bằng đá phiến mái lợp ngói, việc thờ cúng như những ngôi miếu bình thường khác, sau này đường xá giao thông dễ dàng, dân cư ngày một đông, rồi tin miếu Bà linh thiêng thường cho vay vốn làm ăn (tượng trưng) một đẻ mười, nên hằng ngày có người đến vay đến trả và cúng dường tạ ơn.
Các vị thủ từ nhờ số tiền đó mà xây dựng miếu Bà ngày càng to lớn như bây giờ.
Theo các tài liệu nói về việc xây dựng trùng tu miếu Bà từ khi còn bằng tre lá đơn sơ, đến lần xây dựng thành ngôi miếu là vào năm 1870, nhưng bắt đầu hình thành ngôi miếu to như ngày nay vào những năm 1972 đến năm 1976 mới xong, và từ đó về sau miếu Bà càng to lớn càng lộng lẫy hơn.
PHÂN TÍCH VỀ TƯỢNG BÀ
Tượng Bà Chúa Xứ khắc bằng đá, đầu đội mũ triều thiên, mặc áo bào thêu hình rồng phụng như đã diễn tả.
Năm 1941, một nhà khảo cổ học thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ Maleret, đến nghiên cứu tượng Bà kết luận tượng thuộc dạng tượng thần Vitnu thường thấy ở Ấn Độ, Lào, Campuchia và ở miền Trung nước ta (nơi có đông người Champa gốc Khmer sinh sống; vì vào thế kỷ 12 quân Phù Nam đã chiếm kinh thành người Chân Lạp, Chiêm Thành).
Họ cho rằng tượng Bà có lẽ được tạc vào thời kỳ tiền Angkor (Angkor – thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13) và thường thấy ở các nước chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như Campuchia, Lào, Miến Điện (Myanmar) v.v…
Do Ban Quản Trị miếu Bà không đồng ý cho giám định chất đá tạc tượng, có lẽ vì sợ sự linh thiêng của Bà, nên các nhà khảo cổ không thể giám định đá tạc tượng có cùng chất đá ở trong vùng hay không (trên núi Sam còn có bệ đá, người ta cho rằng là nơi trước đây Bà đã ngự, giống hình một Yôni).
LỄ HỘI VÍA BÀ
Hằng năm vào những ngày 23, 24, 25, 26 và 27 tháng 4 ÂL, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được tổ chức hoành tráng và trang nghiêm ngay khu vực núi Sam.
Lễ Vía Bà có từ thời Đô thống Thoại Ngọc Hầu, xem như lễ Tạ ơn ông bình an từ trấn Tây trở về, đây còn là thời điểm ở đồng bằng sông Cửu Lon, nhất là tỉnh An Giang, người nông dân vừa sạ xong vụ lúa Hè Thu, vụ lúa sẽ cho thu hoạch vào tháng 6 tháng 7 trong năm. Nên ngày lễ hội là dịp cho người dân Nam bộ cầu cho mưa thuận gió hòa và mừng cho việc sạ lúa thắng lợi.
Còn khách hành hương đến với lễ hội, ngoài mục đích hòa chung niềm vui với cư dân địa phương, còn đến xin cầu an cho gia đình hoặc vay mượn, trả lễ tiền Bà.
Trong những ngày lễ tại miếu Bà có nhiều nghi thức :
– LỄ TẮM TƯỢNG (như lễ Mộc Dục phía Bắc) : được tổ chức vào giữa đêm ngày 23 tháng 4, lúc này mọi người đã đông kín cả miếu, đặc biệt những tín nữ trong tay cầm bông hoa huệ trắng quì trước chánh điện.
Trước khi diễn ra lễ “Tắm Bà”, các chức sắc trong miếu đều có mặt nơi chánh điện, cùng khách hành hương đến dâng áo mão mới cho Bà. Đúng giữa đêm rạng sáng ngày 24/4, lễ tắm được chính thức cử hành.
Nghi thức đầu tiên là thắp sáng cặp đèn cầy to trước tượng Bà. Các học trò lễ đứng thành hai hàng cùng ba vị kỳ lão thuộc hàng chánh phó tế đến niệm hương, dâng trà rượu, tiếp đến ban quản trị, các hương chức địa phương lần lượt vào dâng hương cầu nguyện cho địa phương.
Sau đó một bức màn vải thêu hoa văn nhiều màu sắc, được kéo ngang bệ thờ che khuất khu vực chánh điện, không ai còn thấy tượng Bà. Một nhóm phụ nữ gồm 4 hay 5 người được phân công cho lễ tắm tượng, bước vào trong chuẩn bị phần việc.
Dưới chân tượng là một chậu nước hoa đậm mùi trầm quế, các phụ nữ nhúng khăn vào chậu nước và vắt khô để lau tượng. Sau phần lau tượng đến phần tẩm hương, khách hành hương đưa từng chai nước hoa đắt tiền vào trong để xịt lên cốt tượng, lên áo mão cân đai cho Bà. Cũng như phần tẩm hương, các áo mão, nữ trang của người hành hương khi dâng lên Bà, được các phụ nữ trong chánh điện chọn lựa để khoác vào Bà. Ai có vinh hạnh được Bà tẩm hương, mặc và đeo nữ trang của mình vào tượng là niềm hạnh phúc vô hạn, bởi họ tin rằng trong năm sẽ được Bà ban cho nhiều phúc lộc.
Việc tắm Bà diễn ra trong vòng một tiếng, khi xong tấm màn vải được kéo qua để mọi người vào chiêm ngưỡng, khấn vái, cầu xin, nhận lộc. Từ thời gian này đến chiều hôm sau, việc hành hương của bá tánh được tự do vào lễ bái, trong dịp này có những thanh đồng theo tín ngưỡng thờ Mẫu cũng khăn áo nhập đồng, hòa trong tiếng trống đàn của cung văn, làm cho lễ hội thêm phần hấp dẫn.
– LỄ THỈNH SẮC : cử hành vào khoảng 3 – 4 giờ chiều ngày 24. Đoàn rước đến lăng Đô thống Thoại Ngọc Hầu để rước các sắc và bài vị ở Lăng về miếu Bà trong nghi thức trọng thể.
Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu có từ rất lâu. Do người dân vùng Châu Đốc, An Giang nói chung và dân ở khu vực kinh Vĩnh Tế nói riêng, trước khi cúng tế Bà phải thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu để ông chứng kiến, cũng như để tỏ lòng biết ơn người có công khai phá vùng đất hoang vu này.
– LỄ TÚC YẾT : cử hành vào nửa đêm ngày 24 rạng 25. Theo truyền thống, dân làng Vĩnh Tế chọn ra những kỳ lão rành lễ tế. Khi vào lễ, thông thường là những vị kỳ lão mặc áo dài, đầu đội khăn đóng, xếp thành hai hàng đứng trước tượng Bà cùng 8 học trò lễ gồm 4 nam và 4 nữ đứng hầu. Ông chánh tế đối diện trước tượng cùng hai người xướng, một ở ngoài một ở trong cung.(xem phong thuy sim)
Vật hiến tế gồm một con heo mao huyết (heo được cạo sạch lông, được mổ bụng nhưng chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết với một ít lông heo (nên gọi là mao huyết), một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối và khay rượu, khay trà.
Sau khi dâng heo lên bàn cúng nơi chánh điện trước tượng Bà, chánh tế được 8 học trò lễ lần lượt dâng tiếp các lễ vật như đã kể, mỗi lần dâng ông chánh tế đều đọc văn tế cầu cho quốc thái dân an, xin Bà và các thần linh chứng giám. Đọc xong, dâng tiếp ba tuần rượu và cuối cùng là tuần trà.
Cuối lễ Túc yết, ông chánh tế đốt các bài văn tế, còn con heo được lật ngửa và được khiêng đi.
– LỄ XÂY CHẦU : sau lễ Túc yết đến lễ Xây chầu. Người trong miếu khiêng bàn tổ ra ngoài để thay vào đó một cái trống chầu. Những người hành lễ cũng áo dài khăn đóng, đứng thành hai hàng dài trước tượng Bà, nhưng từ trước cửa điện trở ra là sàn diễn dành cho các đoàn hát bộ đang sẵn sàng chờ.
Ông chánh tế lấy cành dương nhúng vào bát nước trên tay, vẩy lên từng lần đọc lời cầu nguyện :
– Nhất sái thiên thanh (Một vẩy cho trời trong xanh)
– Nhị sái địa linh (Hai vẩy cho đất tốt lành)
– Tam sái nhân trường (Ba vẩy cho người trường thọ)
– Tứ sái quỷ diệt hình (Bốn vẩy cho ma quỷ tiêu trừ)
Xong lễ, ông đánh ba hồi trống và khởi lệnh: “Ca công tiếp giá !” tức thì tiếng trống mõ của đoàn hát bộ tấu lên, theo đó là các tuồng tích được bắt đầu diễn xướng.
– LỄ CHÁNH TẾ : chương trình hát bộ được diễn từ rạng sáng 25 tháng 4 sau lễ Xây chầu qua đêm 26/4. Vào ngày 26/4 khoảng 4 giờ sáng là lễ Chánh tế, với nghi thức như lễ Túc yết, với ý nghĩa của một lễ cầu an. Khách hành hương thường dâng sớ vào ngày 26/4 để cầu xin Bà ban lộc hay vay mượn tiền Bà, cũng như cầu cho gia đình được mọi sự bình an.
Sau lễ Chánh tế vào ngày 27/4 khoảng 3 giờ chiều ban quản trị miếu Bà cử hành lễ đưa sắc về lăng Thoại Ngọc Hầu là khâu cuối của lễ hội núi Sam.
Hiện nay ở Sài Gòn có rất nhiều Chùa Miếu đã phối tự Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc để bá tánh tránh đường xa đến cúng bái. Như ở huyện Nhà Bè có Miếu Ngũ Hành được mọi người đến Miếu Bà 2, còn ở Quận 9 bên cù lao Bà Sang có chùa Phước Long thờ, được gọi Miếu bà 3, ở khu Miếu Nổi quận Gò Vấp có Sa Tân Miếu được gọi Miếu Bà 4 còn ở quận 2 đường Trần Não nơi thờ Quan Thánh Đế Quân được gọi Miếu Bà 5 v.v…