''Hôm nay bạn đã mĩm cười chưa? – Hilton''
Hành Trình 157 ngày 07/06/2017 – 365 ngày.
Mọi điều tích cực mà bạn thực hiện đều đang góp phần chuyển đổi cuộc sống của bạn. Bằng cách sử dụng tâm trí một cách nhất quán, cùng với lòng quyết tâm vững vàng để thực hiện điều mình đã học được, bạn sẽ ngạc nhiên với tốc độ chuyển đổi cực kỳ nhanh chóng của mình. Sự chuyển đổi trong cuộc sống của bạn sẽ mang đến bình yên và niềm vui khó tưởng tượng. Bạn sẽ phải trải nghiệm thì mới có thể nhận thức được điều này, nhưng một khi đã làm được, bạn sẽ không bao giờ muốn ngừng lại.
Trang: ngovanhieu.net là nơi ghi lại khoảnh khắc kiến thức tổng hợp qua nhiều kênh…chia sẽ câu chuyện để mọi người cùng đọc.
Kinh doanh của Hilton
Vào đêm Giáng sinh năm 1887, Conrad Hilton ra đời trong một gia đình di dân người na Uy ở San Antonio bang New Mexico Mỹ, Khi Hilton học trung học, mỗi khi nghỉ hè ông đều đến cửa hàng tạp hoá nhỏ của gia đình giúp đỡ cha mình, ông đặc biệt rất có hứng thú đối với ngành kinh doanh, tiếp xúc với khách hàng. Sau khi ông tôt nghiệp đại học ở Học viện Khai khoáng và Luyện kim New Mexico (New Mexico Institute of Mining and Metallurgy), cha ông đã giao cho ông quản lý cửa hàng tạp hoá nhỏ này. Hilton đã giúp việc kinh doanh cửa hàng trở nên hưng vượng và phát đạt.
Tháng 01 năm 1919, cha của Hilton đã qua đời vì tai nạn giao thông. Ông đã an táng cha, quản lý cửa hàng, quyết tâm làm nên việc lớn. Mẹ ông khuyến khích ông rời thị trấn nhỏ, đến thành phố lớn bôn ba kiếm sống, khám phá những điều kỳ diệu trên thế giới. Bà nhắc nhở ông bằng câu nói: “Biển sâu chắc hẳn sẽ tràn đến những nơi người ta có thể đi tàu”.
Cầm trong tay số tiền 5000 USD, một mình đến bang Texas, ông làm một vụ đầu tư, quyết định mua một khách sạn đầu tiên của riêng mình – Khách sạn Mabee Loi (the Mabee Loi Hotel).
Ông dồn hết tâm huyết kinh doanh. Chẳng bao lâu, nguồn vốn quán trọ của ông đã đạt đến 51 triệu USD. Ông vui mừng và tự hào kể cho người mẹ của mình nghe thành tích này.
Mẹ ông khi nghe xong, điềm nhiên nói: “Theo mẹ thấy, con chẳng khác gì trước kia cả, nhưng có một điều khác biệt là chính con đã là dơ cravat của mình rồi. Muốn làm việc lớn, con phải làm sao cho những thứ ở nơi con sinh sống có giá trị hơn 51 triệu USD”.
“Thưa mẹ đó là gì ạ?”
“Ngoài việc chân thành đối với khách hàng ra, còn phải nghĩ cách sao cho mỗi người khách khi bước vào khách sạn của con đều muốn quay trở lại. Con phải nghĩ ra một cách đơn giản, dễ dàng, không tốn tiền mà đem lại hiệu quả lâu dài để thu hút khách, như vậy khách sạn của con mới có chỗ đứng trên thương trường được”.
Những lời mẹ ông nói vô cùng đơn giản, nhưng đã khiến cho Hilton phải trầm tư suy nghĩ.
Rốt cuộc có cách nào khiến khách hàng còn muốn quay lại khách sạn nữa không?
Cách đơn giản, dễ dàng, không tốn tiền mà hiệu quả lại lâu dài nên có những điều kiện như thế nào?
Sau khi Hilton vắt óc suy nghĩ đến nỗi mất ăn mất ngủ, cuối cùng đã nghĩ ra, đó chính là nụ cười. Chỉ có nụ cười mới có thể phát huy sức ảnh hưởng to lớn đến như vậy.
Ngày hôm sau, công việc đầu tiên của ông chính là tập trung tất cả nhân viên lại và nói với họ về quan niệm kinh doanh của mình:
“Nụ cười – hãy ghi nhớ lấy. Đó là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra công việc của các bạn từ nay về sau, hôm nay các bạn đã mỉm cười với khách chưa?”
Ông đã tiến hành một bước cải thiện lại khách sạn của mình, nâng cao chất lượng phục vụ khách. Dựa vào phương châm “Hôm nay các bạn đã mỉm cười với khách chưa?” (Today you had a smile on guests?), Hilton đã giúp cho việc kinh doanh khách sạn Mabee Loi của mình đạt đến đỉnh cao thịnh vượng.
Hilton lại nghĩ ra một sáng kiến mới: Phải xây dựng nên một khách sạn lớn “hạng nhất” nổi tiếng và lấy tên ông đặt cho khách sạn này – Khách sạn Hilton.
Ngày 4 tháng 8 năm 1925, “Khách sạn Dallas Hilton” đã hoàn thành.
“Tiện nghi hạng nhất, nụ cười hạng nhất”, bước đường kinh doanh của Hilton càng ngày càng rộng mở.
Năm 1929, khách sạn Aiermo Hilton được xây dựng xong. Chính lúc này, nguy cơ khủng hoảng kinh tế có quy mô khá lớn trong lịch sử nước Mỹ đã bùng phát. Rất nhanh chóng, khoảng 80% khách sạn, nhà hàng trên toàn nước Mỹ đã đóng cửa, tập đoàn khách sạn Hilton (Hilton Hotel Group) cũng rơi vào tình trạng khó khăn.
Bằng cách nào để chiến thắng trở ngại, vượt qua cửa ải khó khăn này?
Có người hỏi: “Nụ cười còn có tác dụng gì không?”
Hilton vẫn dựa trên phương châm “Hôm nay các bạn đã mỉm cười với khách chưa?”. Ông kiên trì bôn ba khắp nơi, động viên khích lệ nhân viên hưng phấn tinh thần cùng nhau vượt qua cửa ải khó khăn, cho dù là mượn nợ để sống qua ngày, thì cũng phải kiên trì lấy “nụ cười hạng nhất” để phục vụ khách, giành lấy từng người khách một. Ông không kêu gọi các nhân viên của mình: cho dù như thế nào cũng không được đem nỗi lo lắng buồn phiền trong lòng mình biểu hiện ra khuôn mặt, cho dù đối mặt với khó khăn như thế nào, nụ cười trên gương mặt của mỗi nhân viên “Hilton” mãi mãi thuộc về khách!
Phương châm của Hilton đã trở thành phương châm của mỗi nhân viên Hilton. Nhân viên phục vụ của khách sạn Hilton từ đầu đến cuối luôn luôn lấy nụ cười hạng nhất mãi mãi rạng rỡ, cảm động đến các du khách từ mọi miền đất nước. Hilton thuận lợi vượt qua cửa ải khó khăn nhất vào năm 1933, từng bước tiến vào thời kỳ hoàng kim. Ông rất nhanh chóng mua được khách sạn Beishan của Aiermo và khách sạn Greg ở thành phố Long Floangting và thiết lập thêm rất nhiều tiêu chuẩn hàng đầu khác.
“Tiện nghi hạng nhất, nụ cười hạng nhất" đã chiếu sáng cho sự nghiệp của Hilton ngày một huy hoàng rực rỡ.
Thập niên 50 của thế kỷ 20, Hilton không thoả mãn với sự nghiệp chỉ trên đất Mỹ. Ông lại tạo dựng “đế quốc khách sạn” của mình trên toàn thế giới. Ở các nơi như các thành phố Madrid, Mehico, Montreal, Berlin, Roma, London, Cairo, Baghdad, La Habana, Bangkok, Hồng Kông, Manila, Tokyo, Singapore … Khách sạn Hilton lần lượt ra đời. Cho đến cuối thập niên 70 thế kỷ 20, tất cả các khách sạn của Hilton trên toàn thế giới đã đạt được con số gần một trăm.
Năm 1979, Corad Hilton “vua khách sạn” thế giới, có số tài sản 1 tỉ USD đã qua đời ở tuổi 92, để lại những khách sạn Hilton “tiện nghi hạng nhất, nụ cười hạng nhất” trên toàn thế giới.
Hilton hỏi thăm các nhân viên: “Các anh chị cho rằng cần phải sắm sửa thêm gì nữa không?”. Các nhân viên không trả lời được, điều đó chứng tỏ rằng họ cảm thấy điều kiện làm việc rất tốt. Ông mỉm cười, nói: “Còn một nụ cười nữa! Nếu là tôi, chỉ có tiêu chuẩn hàng đầu mà không có nụ cười hàng đầu, tôi thà đến những quán trọ tuy có tấm thảm cũ kĩ, nhưng nơi đó lại đầy ắp tiếng cười”.
business.vnmic