#316 Hành Trình ngày 12/11/2019 – 365 ngày: KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN !

Đã qua 316 ngày 12/11/2018 – 365 ngày.
Trên thế gian, điều gì đáng sợ nhất?[.......]

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN !

  • 5 tuổi cha qua đời
  • 16 tuổi bỏ học
  • 17 tuổi bị đuổi việc 4 lần
  • 18 tuổi lấy vợ
  • 19 tuổi làm cha
  • 20 tuổi bị vợ bỏ và đem theo cô con gái nhỏ
  • 18 – 22 tuổi, làm nhân viên đường sắt và bị buộc thôi việc. Sau đó làm lính dọn dẹp trong quân đội. Xin học trường luật và bị khước từ. Làm nhân viên bán bảo hiểm và rồi lại thất bại. Sau đó làm nấu ăn kiêm rửa chén bán cho quán cafe nhỏ. Thất bại trong việc bắt trộm cô con gái, cuối cùng cũng thuyết phục được vợ bế con về với mình.
  • 65 tuổi về hưu.
    Ngày đầu tiên nghỉ hưu, được chính phủ bố thí cho 105 $ từ quỹ phụ cấp an sinh xã hội. Cầm 105$ an sinh xã hội, ông cảm thấy thông điệp rằng mình đã trở thành kẻ bất lực ăn bám nhà nước. Ông quyết định tự tử, cuộc đời không còn đáng sống nữa, ông đã có quá nhiều thất bại trong cuộc sống.
  • Ông ngồi dưới gốc cây sau vườn để viết di chúc, nhưng ông đã thay đổi. Ông viết ra xem mình đã làm gì với cuộc đời. Ông nhận ra mình vẫn còn nhiều việc chưa hoàn thành xong. Có một việc ông có thể làm tốt hơn những người ông biết. Ông nấu ăn ngon hơn họ.
  • Ông vay 87$ từ tấm séc trợ cấp xã hội của mình. Ông mua gà, chiên gà từ công thức của riêng mình. Ông đi gõ cửa từng nhà hàng xóm tại Kentucky để bán món thịt gà của mình. Ở cái tuổi đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, Sanders lại rong ruổi khắp nơi để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Mọi thứ vẫn không hề dễ dàng, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định quyết không từ bỏ của ông già Colonel đã thuyết phục hàng trăm cơ sở kinh doanh khác. Ông đã bán bí quyết của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn được giao kèo chỉ với một cái bắt tay. Với Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách. Dù đó đơn thuần là việc lau sàn hay chỉ cho người đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt. Không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm.
    Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
    Việc kinh doanh phát triển mạnh, vượt ngoài tầm kiểm soát của ông già ở cái tuần thất thập cổ lai hy. Năm 1986, nhãn hiệu “Kentucky Fried Chicken” được Pepsi Co mua lại và năm 1991 ra mắt logo mới là KFC. Năm 2002, KFC thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn YUM! Restaurants International. Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với gần 19.000 nhà hàng tại 118 quốc gia.
    Ông ấy đã thay đổi! Ở tuổi 65 ông đã sẵn sàng tự tử. Nhưng đến tuổi 88:
    Ông ấy chính là Colonel Sanders, người sáng lập chuỗi nhà hàng KFC (Kentucky Fried Chicken) một đế chế hàng tỷ đô la ở khắp nơi trên thế giới.

1 bình luận về “#316 Hành Trình ngày 12/11/2019 – 365 ngày: KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN !”

Viết một bình luận