Có những câu chuyện mà chúng ta không chỉ là người xem, mà còn là một phần trong đó…
Hành Trình đã qua năm 2019,
#208 Hành Trình ngày 26/7/2020, đã qua năm 2019,
#208 Hành Trình ngày 27/07/2019 – 365 ngày: Rốt cuộc hạnh phúc là chi, tìm được ở chốn nào?
Holocaust được coi là một trong những cuộc thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử. Nó cướp đi sinh mạng của hơn 6.000.000 người Do Thái, trong đó có 3 triệu đàn ông 2 triệu phụ nữ và 1 triệu trẻ em. Theo ước tính, hơn 2/3 dân số Do Thái tại châu Âu đã bị giết hại.
Hiểm hoạ từ châu Âu
Ông Winton sinh ra có tên là Nicholas Wertheimer vào năm 1090, cha mẹ ông là người Do Thái và rất thích hoà nhập với cuộc sống ở Anh. Ông Winton đã làm lễ rửa tội tại một nhà thờ Anh giáo. Mối quan hệ của gia đình ông cho phép ông có một cái nhìn sâu sắc về những gì đang xảy ra ở Châu Âu và những gì chế độ Đức Quốc xã dám làm.
Người Do Thái đang bị đe dọa ở châu Âu, tại những nơi mà Đức Quốc xã chiếm đóng. Luật pháp đã cho phép chủ nghĩa tẩy chay người Do Thái, vì thế họ gia tăng bạo lực trong các toà nhà và doanh nghiệp của người Do Thái.
Năm 1938, Nicholas Winton là một nhà môi giới chứng khoán trẻ tuổi tại London. Thay vì tận hưởng niềm vui, ông Winton đã quyết định tới Prague, Séc và lập ra một kế hoạch cứu sống hàng trăm trẻ em vào khoảng thời gian trước khi thế chiến thứ II xảy ra. Và đó là những kí ức đáng giá không thể nào quên của ông Winton.
Vào tháng 12 năm 1938, ông Winton có kế hoạch nghỉ đông. Nhưng ngay trước khi rời đi, ông nhận được một lá thư từ người bạn Martin Blake, người vừa đến Prague, Séc với danh nghĩa Uỷ Ban Anh quốc dành cho Dân tị nạn từ Séc. Trong thư có một lời mời: “Tôi đang có một nhiệm vụ thú vị nhất và tôi cần sự trợ giúp của anh. Đừng mang giày trượt tuyết làm gì cho phiền phức”.
Lời kêu gọi giản đơn này đã đẩy Winton vào trung tâm của một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra.
Một kế hoạch phi thường
Ở Prague, ông Winton được chứng kiến toàn bộ vấn đề mà người Do Thái phải đối mặt khi ở Sudetenland do Đức chiếm đóng.
Những trại tị nạn bao gồm những gia đình buộc phải rời khỏi quê hương của họ. Những người ngụ cư đang vật lộn để sống sót trong mùa đông khắc nghiệt của châu Âu. Winton cũng vật lộn với những điều kiện thời tiết này và điều ông lo lắng nhất là những đứa trẻ.
Là một công dân Anh có nhiều mối quen biết, ông Winton đã thuyết phục bản thân rằng ông có thể sơ tán những đứa trẻ tị nạn đến Anh. Winton cùng đồng nghiệp Martin Blake và Doreen Warriner đã thiết lập một trụ sở tạm thời trong một khách sạn ở Prague và bắt đầu thu thập tên những gia đình muốn đưa con của họ tới nơi an toàn.
Vận chuyển hàng trăm những đứa trẻ tị nạn dọc châu Âu đòi hỏi một kế hoạch kĩ càng và cẩn thận. Winton trở về London với một núi những giấy tờ. Chính phủ Anh chỉ sẵn sàng cho những đứa trẻ này nhập cảnh nếu đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt.
Winton phải thu xếp tìm kiếm gia đình nhận nuôi cho từng đứa trẻ rời Séc ngày đó. Một vài đứa trẻ có họ hàng đang chờ đợi tại Anh. Nhưng hầu hết, ông Winton phải thuyết phục rất nhiều người lạ để nhận nuôi chúng. Ông đặt quảng cáo trên báo, kêu gọi những người tình nguyện. May mắn là, chính phủ Anh đã bắt đầu kế hoạch sơ tán trẻ em Anh khỏi trung tâm thành phố khi chiến tranh nổ ra, vì vậy công chúng Anh đã quen với việc mở rộng cửa nhà họ đón chào những người khó khăn.
Lộ trình trốn thoát
Những đứa trẻ mà ông Winton cứu giúp phải đi qua trung tâm của Đức quốc xã tại Đức. 8 xe lửa đã xuất phát từ Warsaw từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1939.
Những bậc cha mẹ khóc chào tạm biệt con mình tại nhà ga. Hầu hết họ sẽ không được gặp lại bọn trẻ nữa. Khi chúng lên tàu, những đứa trẻ lớn được giao nhiệm vụ chăm sóc những đứa nhỏ. Mỗi đứa trẻ cần một tài liệu phê duyệt từ Anh trước khi chúng xuất phát. Khi một số rời đi mà không được phép, đội ở Prague sẽ giả mạo các tài liệu còn thiếu.
Những đứa trẻ của ông Winton phải đi qua lãnh thổ của Đức Quốc xã. Xe lửa dừng ở rất nhiều điểm kiểm tra nơi các quan chức người Đức sẽ lên tàu. Một vài đứa trẻ buộc phải hi sinh những thứ giá trị chúng mang theo. Điều này có nghĩa là bỏ lại những kỉ vật cuối cùng của chúng về gia đình. Những đứa trẻ cảm thấy sợ hãi, nhưng tất cả đều đồng ý tiếp tục chuyến đi.
Cả 8 chuyến vận chuyển bằng xe lửa của ông Winton đều đi qua Hà Lan, một trong một vài đất nước cho phép dân tị nạn. Trung tâm cứu trợ đã gặp con tàu ở biên giới và tặng bánh, cacao cho người dân tị nạn.
Sau khi vượt biển đầy mệt nhọc, những đứa trẻ của ông Winton đến Harwich và hoàn thành chuyến đi cuối cùng đến Ga Đường phố Liverpool ở London. Ở đây, họ gặp người đại diện của ông Winton và đôi khi được gặp ông Winton. Có những đứa trẻ không có đủ giấy tờ. Hải quan Anh định cho chúng quay về, nhưng đội của ông Winton thuyết phục họ lách luật một lần.
Winton đã hoàn thành việc sắp xếp những đứa trẻ vào gia đình nhận nuôi. Tất cả các gia đình trên mọi miền đất nước, thậm chí xa xôi như Devon và Glasgow cũng tình nguyện cứu giúp.
Sau chiến tranh, ông Winton đã giữ kín bí mật này trong suốt 50 năm. Tuy nhiên, vợ của ông đã phát hiện ra quá khứ của chồng sau một lần tình cờ dọn tầng hầm vào năm 1988, bà bất cẩn đá phải một cái rương cũ. Khi mở ra, bà nhìn thấy hình ảnh của các trẻ em và danh sách được cứu bên trong chiếc rương, cánh cửa bí mật này cuối cùng đã bị mở ra.
Khi bí mật của ông Winton được “bật mí” thì sự vinh dự cũng nhanh chóng đến theo. Nữ hoàng Anh đã đích thân phong ông làm Huân tước, nhà lãnh đạo của cộng hòa Séc dành tặng cho ông sự vinh dự cao quý nhất, trạm xe London cũng đúc tượng của ông, thậm chí người ta còn đặt tên ông cho một ngôi sao.
Sau khi biết được sự việc, đài BBC đã mời ông Winton đến tham gia chương trình truyền hình. Người dẫn chương trình chậm rãi kể lại câu chuyện khi ấy, bỗng nhiên cô nói lớn tiếng về phía khán đài: “Xin hỏi, ở đây có ai là đứa trẻ đã từng được ông Winton cứu hay không?”
Một tiếng “Woah” vang lên, tất cả khán giả có mặt đều đứng dậy.
Vào giây phút ấy, dường như cả thế giới đều nhớ, còn ông Winton thì lại quên mất. Những đứa trẻ ngơ ngác bước xuống xe lửa năm đó nay đã già đi nhiều, có người tóc đã bạc. Những giọt nước mắt hòa cùng tiếng nấc giữa những tràng pháo tay rào rào!
Đối với những việc này, ông Winton vẫn lặng lẽ như xưa: “Làm việc tốt không phải là để người khác biết đến. Tôi không cố ý giấu, chỉ là không nói ra mà thôi.”
Quý ngài Nicholas Winton là cách xưng hô kính trọng mà rất nhiều người dân Cộng hoà Séc nói riêng cũng như người dân thế giới nói chung dùng khi nói về Nicholas George Winton. Ông Winton đã giải cứu thành công 669 trẻ em Do Thái và đưa chúng tới Anh, trong khi hầu hết bố mẹ của các em phải dứt ruột xa con mình và đối diện với “địa ngục” trong các trại tập trung của Đức Quốc xã.
Ngày đó, ông tìm mọi cách để cầu cứu nhiều nước, nhưng chỉ có Thụy Điển và Anh là hai nước trả lời thỉnh cầu của ông. Theo ông Winton, họ đã bỏ lỡ mất hàng ngàn sinh mạng trẻ em khác. Nhóm 250 đứa trẻ cuối cùng chuẩn bị được đưa khỏi Séc vào ngày 1 tháng 12 năm 1939 đã không thể kịp khởi hành. Lúc đó, Hitler tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ.
Có người đã mạo hiểm tính mạng mình để mang cho họ một cuộc đời mới, nhưng lặng lẽ cất giấu sự thật trong một góc khuất… Có thể nói, 669 đứa trẻ ngày đó vô cùng may mắn.
Vào năm 2015, ông Winton đã qua đời bình yên, hưởng thọ 106 tuổi. Những những gì ông đã làm thì còn mãi…
Comment on “#208 Hành Trình ngày 26/7/2020 – 365 ngày: Làm việc tốt không phải là để người khác biết đến.”