Người hàng xóm tốt bụng cứu cả người hại mình
Thứ Tư, ngày 09/01/2019 10:06 AM
Năm 2019 – Ngô Văn Hiếu chia sẽ Quà Tặng Cuộc Sống lên trang Http://ngovanhieu.net những mẫu chuyện nhỏ rất rất đời thường.
Mọi người sẽ suy nghĩ đặt câu hỏi tại sao?…
Bật mí giải mã qua những câu chuyện nhỏ, cốt lỗi vấn đề để giải thích cho những nang giải việc hình thành nên tính cách ‘x…’
Bà hàng xóm giàu có muốn mua đứt nhà bên cạnh nên nghĩ ra đủ chiêu trò để họ phải bán nhà cho mình.
Click vào Download để tải Video:
Xem Video:
Phút nhìn lại ngày hôm nay của năm 2018:
Hành Trình 9 ngày 9/1/2018 – 365 ngày.
Nghĩ điều tốt. Nói điều tốt. Làm điều tốt. Đây là ba bước có thể mang lại cho bạn nhiều thứ hơn tất cả những gì mà bạn có thể tưởng tượng.[….]
Ai mới thực sự là người nắm giữ chiếc ‘Chìa khóa niềm vui’ của bạn?
Một người nếu biết nắm chắc chiếc ‘Chìa khóa niềm vui’ của mình thì người đó sẽ không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại họ còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tâm trạng của người đó rất an nhiên tự tại…
Những mẩu chuyện mang đầy thông điệp
Chuyện kể rằng: Phóng viên nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua một tờ tạp chí ở một quầy bán báo trên phố. Người bạn của Harries mua xong rất lịch sự nói lời cảm ơn, nhưng ông chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không thèm mở miệng.
Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi:
– Ông chủ bán báo đó thái độ kỳ quái quá phải không?
Người bạn đáp:
– Cứ mỗi buổi tối là ông ta đều như vậy cả.
Sydney Harries lại hỏi tiếp:
– Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ?
– Người bạn trả lời:
– Tại sao tôi lại phải để cho ông ta quyết định hành vi của tôi chứ?
Vậy đấy, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại họ còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có “Chiếc chìa khóa của niềm vui” này, nhưng đáng tiếc thay rất nhiều người trong chúng ta lại không biết nắm giữ nó mà lại đem giao cho người khác cầm giữ. Ví như:
– Một người phụ nữ thường than phiền trách móc:
“Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường xuyên vắng nhà!”, cô ta đã đem chiếc chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
– Một người mẹ khác thì than vãn:
“Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, người này đã trao chiếc chìa khóa niềm vui của mình vào tay cậu con trai.
– Một thành viên trẻ của một công ty kia thở dài, nói:
“Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi suy sụp!”, anh ta lại đem chiếc chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
Một bà cụ nọ than thở: “Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ thế này!”, bà đã trao chiếc chìa khóa niềm vui cho cô con dâu của mình.
– Một thanh niên trẻ từ quầy bar bước ra, hét lên:
“Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét!”…
Lời bàn:
Những người kể trên tuy có hoàn cảnh và cuộc sống khác nhau, nhưng đều có một quyết định giống nhau đó là: để người khác chế ngự và chi phối tình cảm của mình – nói cách khác, họ đã giao chiếc “Chìa khóa niềm vui” của mình cho người khác. Vậy điểm sai lầm mấu chốt và hậu quả của việc này là gì?
Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và chế ngự tinh thần của chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại. Đối với tình huống hiện tại là không có giải pháp nào khác nên bèn trách móc và căm giận, việc này trở thành sự lựa chọn duy nhất của chúng ta.
Khi chúng ta bắt đầu trách móc người khác thì đồng thời chúng ta cũng bắt đầu truyền đi một thông điệp đầy oán hận, kiểu như: “Tôi khổ như vậy là do bạn, và bạn phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này của tôi!” Lúc đó vô hình chung chúng ta đã đem gánh nặng tâm lý này đổ thừa cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.
Vậy cũng giống như việc dường như chúng ta thừa nhận mình không có khả năng tự chủ bản thân, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối cảm xúc của mình. Những lúc như vậy sẽ khiến nhiều người không muốn tiếp xúc, gần gũi với ta, lý do đơn giản là bởi khi nhìn thấy ta, họ chỉ thấy toàn sự trách móc, giận hờn, khó chịu.
Nhưng một người nếu biết nắm chắc chiếc “Chìa khóa niềm vui” của mình thì người đó sẽ không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại họ còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác, họ cũng biết tự chịu trách nhiệm và không bao giờ đổ lỗi cho ai. Tâm trạng người đó rất an nhiên tự tại, biết làm chủ cảm xúc, tinh thần của mình và tạo ra một môi trường thân thiện, hòa ái xung quanh. Đương nhiên họ sẽ luôn là người hạnh phúc.
Vậy chiếc “Chìa khóa niềm vui của bạn” đang ở đâu rồi? Nếu có lỡ “trao gửi” nó sang tay của người khác thì hãy mau chóng tìm về bạn nhé!