Ngày Suy Nghĩ Tích Cực
Hãy tận dụng 7 ngày trong tuần và thay đổi toàn bộ cuộc sống của bạn thông qua quy luật hấp dẫn một cách mạnh mẽ. Nếu bạn muốn, hãy bắt đầu chỉ với một ngày nào đó, và trong vài tuần tiếp theo, hãy biến ngày ấy thành một thói quen. Sau đó, tiếp tục thực hiện việc này trong một ngày khác nữa trong tuần. Hãy làm những việc có hiệu quả, bởi vì điều quan trọng nhất là bạn đã thực hiện nó.
Hôm nay là ngày Suy Nghĩ Tích Cực – đây chính là thời điểm để tập trung chỉ suy nghĩ về những điều tốt đẹp. Hãy suy nghĩ những điều tốt đẹp cho bản thân và nghĩ những điều tốt đẹp cho người khác. Đừng tập trung sự chú ý vào bất cứ thứ gì có thể làm phát sinh suy nghĩ không tốt.
Khi bắt đầu ngày hôm nay, hãy đặt mục tiêu và quyết tâm, bằng cả ý chí của mình rằng: “Tôi đã nghĩ về hàng nghìn suy nghĩ tốt đẹp trong hôm nay”.
Tính trung bình, mỗi con người có khoảng 60.000 suy nghĩ rõ ràng trong một ngày, vậy nên bạn có 60.000 cơ hội để suy nghĩ những điều tốt đẹp trong hôm nay.
339 Hành Trình ngày 04/12/2020 – 365 ngày, đã qua năm 2019 ngày 05/12/2019 – 365 ngày: Sự độc hại của việc lan truyền tin đồn và cái chết oan ức của con bò.
Thanh thản mang lại may mắn và hoà bình tạo ra giàu có.
Cội nguồn của khổ là do vô minh. Con người cần phát huy tuệ giác để xả buông chấp thủ tự ngã chính là con đường đi đến an vui lâu dài.
Một trí giả từng nói: “Lòng từ bi là khi một người có thể vứt bỏ tự ngã của mình và suy nghĩ từ quan điểm của những người khác trong bất kể vấn đề gì mà anh ta gặp phải.”
Ngày nay ai ai cũng nhìn thấy chuẩn mực đạo đức trong xã hội hiện đại càng ngày càng xuống thấp, mọi người chỉ coi trọng bản thân mình và ngày càng hiếm người thật lòng đặt mình vào hoàn cảnh của những người khác và suy nghĩ cho họ. Ai cũng quý thân tâm này, nó là tôi và của tôi, cũng từ đây mọi chấp thủ hình thành rồi sinh ra hết thảy phiền não khổ đau.
Đức Phật dạy cần nhìn thật kỹ, thật sâu sắc để thấy thân tâm này là duyên sinh, giả có, vô chủ, để rồi buông bớt chấp thủ về tự ngã. Buông được bao nhiêu thì an vui bấy nhiêu. Ai buông hết là giác ngộ, giải thoát.
Khi một người cạnh tranh và đấu đá cho những ham muốn và lợi ích cá nhân, các xung đột sẽ xảy ra không ngừng nghỉ. Cổ nhân dạy “thanh thản mang lại may mắn và hòa bình tạo ra giàu có” là rất đúng đắn. Chúng ta chỉ nhận được một điều gì khi chúng ta cho đi, và chỉ thu hoạch sau khi đã lao động chăm chỉ. Khi một cá nhân bỏ qua cái tôi của mình, anh ta sẽ thật sự cảm nhận được cảnh giới tinh thần.
Có một câu chuyện kể rằng thời xưa, một người bị lạc trong một sa mạc. Trên bờ vực của cái chết, ông phải đối mặt với những cơn đói và khát không thể chịu đựng nổi. Tuy nhiên, ông vẫn lê từng bước chân nặng nề tiến về phía trước. Cuối cùng, ông đã tìm thấy một túp lều nhỏ bị bỏ hoang một thời gian dài.
Phía trước của túp lều có một máy bơm nước, nhưng nó không chứa một giọt nước nào. Trong cơn tuyệt vọng, ông bất chợt nhận thấy một ấm đun nước để cạnh máy bơm. Miệng của ấm đun nước đã được đóng bằng một mảnh gỗ và một tờ giấy nhỏ đã được đặt trên ấm đun nước cho biết: “Hãy đổ nước trong bình đun nước này vào trong máy bơm trước sau đó mới có thể bơm nước. Nhưng xin hãy nhớ đổ đầy nước vào các bình này trước khi rời khỏi đây“. Sau khi đọc xong, ông cẩn thận mở tấm gỗ ra và nó thật sự có nước.
Vào thời điểm đó, người đàn ông đã phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: Hoặc là ông sẽ đổ nước vào cái bình và có thể nước sẽ không còn chảy ra từ vòi nước nữa và ông sẽ chết khát ở nơi hoang mạc này, nhưng nếu ông uống chỗ nước đó và cứu mạng sống của chính mình thì những người đến sau đó sẽ không có hy vọng.
Sau một lát do dự, ông cảm thấy như có một cảm hứng tuyệt diệu mang đến cho ông sức mạnh và ông quyết định làm theo những chỉ dẫn ghi trên tờ giấy. Nước đã chảy ra và ông uống cho đến khi thỏa mãn cơn khát đã giày vò ông. Sau khi nghỉ ngơi một chút, ông đổ nước vào đầy bình chứa, đậy nắp lại và ghi thêm vào tờ giấy nhỏ là: “Xin hãy tin tôi, những điều ghi trên tờ giấy này là thật và chỉ khi bạn dẹp bỏ được sự lo ngại về sự sống chết, bạn mới có cơ hội để tận hưởng vị ngọt của làn nước suối”.
Buông bỏ cái tôi là đức tính hy sinh cho những người khác và cũng là một cảnh giới tinh thần cao cả. Khi một người thật sự đặt tự ngã của mình xuống, trí tuệ sẽ xuất hiện giúp anh ta phân biệt được đâu là chân đâu là giả, và anh ta sẽ nhận được những phần thưởng bất ngờ.
Mặc dù trong thế giới này, không phải lúc nào ta cũng nhận lại được ngay sau khi cho đi nhưng chỉ khi cho đi ta mới có thể nhận lại và có cơ hội để tận hưởng làn nước mát lành. Dẹp bỏ cái tôi của mình, gạt bỏ sống chết sang một bên và hy sinh cho người khác mà không ích kỷ chính là cảnh giới tinh thần của một bậc giác ngộ!
Hằng Tâm