Được ví là “Muhammad Ali của những cuộc phỏng vấn”, Larry King có một sự nghiệp lẫy lừng với vô số giải thưởng lớn: giải phóng viên ưu tú “Allen H. Neuharth”, giải “Emmy”, mười giải “Cabble ACE” cho người phỏng vấn giỏi nhất và chương trình truyền hình hay nhất.
Năm 1993, King trở thành “Ông chủ chương trình trò chuyện của năm”. Năm 1994, ông nhận giải “Scopus” do tổ chức American Friends của trường đại học Hebrew trao tặng. Năm 1996, Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ trao tặng King giải thưởng”Golden Plate” cho những cống hiến của ông trong ngành công nghiệp truyền thông đại chúng. Năm 1997, Hollywood phong tặng cho King danh hiệu “Ngôi sao danh dự trên bầu trời nghệ thuật”. Năm 2001, King nhận giải thưởng “Unity” cho những chuyên đề xã hội. Năm 2002, King nhận được hai giải thưởng “New York Festival” cho chương trình sau sự kiện khủng bố 11/9 và chương trình phỏng vấn ca sĩ cựu thành viên nhóm Beatles Paul McCartney (ảnh bìa 4). Ông nhận được Học vị danh dự của trường đại học George Washington, học viện New England, đại học Brooklyn và Học viện Pratt, được mời đến phát biểu trong lễ phát bằng tốt nghiệp của đại học Y khoa Columbia…
Larry King không đứng ngoài hoạt động từ thiện và công tác xã hội. Ông đã thành lập Quỹ từ thiện Larry King để hỗ trợ và giúp đỡ viện phí cho những bệnh nhân tim mạch. Ông tham gia nhiều hoạt động của Tổ chức tim mạch Hoa Kỳ và Tổ chức bảo vệ trẻ em. Năm 2002, King vừa thiết lập học bổng trị giá 1 triệu dollar cho những sinh viên ngành truyền thông có hoàn cảnh khó khăn ở đại học George Washington.
Suốt 45 năm nay, cuộc sống của tôi luôn gắn liền với việc nói. Trên các chương trình truyền hình và trên làn sóng phát thanh, tôi đã từng tiếp chuyện với những người từ Mikhail Gorbachev đến Michael Jordan. Tôi cũng thường diễn thuyết trước những ngài quận trưởng cho đến những anh bán hàng… Phải nói chuyện với họ như thế nào? Nói với một người thì khác ra sao khi nói với một trăm người?
Với tôi, chẳng có gì thú vị hơn là được nói chuyện với người khác. Đó là tình yêu, là nỗi đam mê của tôi từ khi còn bé. Nhớ lại thời niên thiếu ở Brooklyn, có một kỷ niệm buồn cười mà tôi chẳng bao giờ quên được. Bạn hãy tưởng tượng một thằng nhóc một hôm ngẫu hứng đứng giữa góc đường Tám Mươi Sáu và Bay Parkway, la lối om sòm về kiểu dáng những chiếc xe hơi chạy ngang qua. Thằng nhóc ấy lúc đó mới có bảy tuổi đầu và nó chính là tôi. Thảo nào mấy đứa bạn hồi đó gọi tôi là “tên lắm mồm”. Thế đấy, tôi bắt đầu thích nói từ dạo ấy!
Một trong những đứa bạn thân nhất của tôi từ thời thơ bé, Herb Cohen, cứ kể mãi cho mọi người nghe về chuyện tôi đã reo hò, cổ vũ cho đội bóng Dodgers như thế nào ở san Ebbets Field. Tôi ngồi một mình trên khán đài, cuộn tròn tờ giấy ghi điểm, và bắt chước người phát ngôn “bình luận” trực tiếp trận bóng. Sau đó hớt ha hớt hải chạy về nhà, kể cho lũ nhóc bạn tôi nghe mọi diễn biến, phải, mọi diễn biến về trận bóng. Đến nỗi Herb vẫn hay nói: “Cái thằng Larry ấy à, nếu nó mà tới sân Ebbets Field coi trận bóng dài 2giờ 10phút, thì thế nào nó cũng chạy về thuật lại đúng 2giờ 10phút”. Herb và tôi làm quen với nhau trong… văn phòng thầy hiệu trưởng. Khi ấy chúng tôi mới lên mười, và hình như cả hai đứa đều bị phạt vì tội nói chuyện trong giờ học. Nhớ lại lúc đó, tôi vừa bước vào văn phòng thì gặp Herb, ngay tức thì nó chìa tay ra: “Chào cậu, chúng mình làm quen nhé?”. Bạn thấy đó, nếu chúng tôi nhút nhát thì làm sao chúng tôi có được một tình bạn đẹp như thế.
Bạn không thích trò chuyện ư? Có lẽ bạn sợ nói những điều không đúng, hay bạn có ý tưởng đúng nhưng lại sợ diễn đạt sai. Tôi nhớ có một nhà văn đã từng tuyên bố thế này: “Thà rằng ngậm miệng lại và bị cho là một kẻ ngốc, còn hơn mở miệng ra để nói những điều nghi ngờ”. Chưa hết, khi phải tiếp chuyện với một người lạ, hay với rất nhiều người cùng một lúc thì có lẽ nỗi sợ của bạn sẽ tăng lên gấp bội.
Xem Sách qua link Ô Download:
TT..qua sách
Ủng Hộ Tác Giả, bằng việc mua sách đặt trên đầu nằm là đã giúp tác giả.
Nhận chia sẽ:
Thưởng thức sách bằng Link đăng nhập bên dưới: Để nghe audio.