1> Thay đổi thái độ khi nghĩ về tiền bạc
Rất nhiều người có cảm xúc phức tập khi nghĩ về tiền, trong đó có bạn. Là áp lực khi phải kiếm tiền, hay sự tội lỗi khi chi tiêu vào việc gì đó? Thậm chí bạn cảm thấy cảnh giác và tránh né khi nói về tiền bạc hay giá trị vật chất. Suy cho cùng, chính bởi bạn không thể làm chủ đồng tiền khiến bạn có những cảm xúc tiêu cực như vậy. Dừng cảm giác tội lỗi khi nghĩ về tiền, hãy luôn nghĩ đến điều vui vẻ và tin rằng bạn có thể kiểm soát và quản lý tiền tốt.
2> Học cách chi tiêu dưới khả năng cho phép
Bạn hãy mặc định khả năng chi trả của mình thấp hơn khả năng thực tế một chút, và thay đổi lối sống cho phù hợp với mức đó. “Đây thực sự là chìa khóa và cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất”, Deana Arnett – chuyên gia tư vấn quy hoạch cấp cao tại Rosenthal Wealth Management Group – cho biết, “Có rất nhiều cách để sống thoải mái mà không phải tiêu đến từng đồng xu cuối cùng, nhưng không phải ai cũng biết bài học này”.
3> Thiết lập ngân sách hợp lý
Thiết lập một ngân sách vững chắc cho từng tháng sẽ giúp bạn không có cảm giác bị tước đoạt. Chellie Campbell – chuyên gia giải quyết các rối loạn về tiền – gợi ý về 3 ngân sách: thấp, trung bình và cao, từ đó bạn sẽ quyết định thiết lập ở mức nào vào đầu mỗi tháng. “Ngân sách thấp là khi bạn làm ra ít tiền hơn hoặc cần tiết kiệm cho một điều gì đó đặc biệt, ví dụ như một ngôi nhà hay một chiếc xe. Ngân sách trung bình là khoản tiền bạn đang làm ra và sử dụng nó cho những sinh hoạt điều độ hàng tháng, và ngân sách cao là khi bạn sắp có các khoản tiền mới”.
4> Ưu tiên trong chi tiêu
Hãy xác định những gì thật sự quan trọng với bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất. Một cách quản lý tài chính cá nhân khôn ngoan là hãy tạo 2 tài khoản: một cho nhu cầu thiết yếu (điều bạn cần) và một cho chi tiêu tùy ý (những mong muốn bộc phát). Bằng cách đó, bạn sẽ kiểm soát tài chính một cách dễ dàng hơn.
5> Học tiết kiệm thông minh chứ không phải ki kiệt
Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó. Lời khuyên của Mindy Crary – hướng dẫn viên lập kế hoạch tài chính – là: Xác định mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu, và từ một mục tiêu ban đầu, hãy xây dựng các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh nó.
Đây chính là 5 bài học quản lý chi tiêu đầu tiên mà tất cả những người thành công và giàu có nhất trên thế giới áp dụng. Nhưng với mỗi bài học này, bạn cần có những thủ thuật và quy tắc riêng để sử dụng tiền thông minh, tất cả đều có trong khóa học: ''Kích Hoat Năng Lượng Tài Chính''