Đạo Đức Kinh (tiếng Trung: 道德經; phát âm tiếng Trung: nghe (trợ giúp·chi tiết)) là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN.
Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại “nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!”, Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ “Đạo Đức Kinh” dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử.
Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh.
Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”. Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh.
Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức”. Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh.
Đạo Đức Kinh có 2 bản dịch ra tiếng Việt phổ biến bởi Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần. Ngoài ra còn có một bản dịch song ngữ Anh-Việt của dịch giả Vũ Thế Ngọc, căn cứ trên cổ bản Mã Vương Đôi với câu mở đầu: “Đạo khả đạo dã phi hẳng đạo dã, danh khả danh dã phi hằng danh dã”.
Luân lí trong Đạo Đức kinh
Vô vi
Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng Làm mà như không làm, như thế có đặng không. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Vô vi nhi vô bất vi (chương 48), vô vi là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống.
Nhân ái
Ông khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng. Như vậy ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác. Nên bằng lòng với cái mình có, tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn, nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả.
“…Lão Tử là một hiện tượng khá lạ trong lịch sử triết học của nhân loại. Ông là một triết gia lớn, ảnh hưởng tới cả Á Đông ngang với Khổng Tử, thời nào cũng được dân tộc Trung Hoa tôn trọng, không như Mặc Tử mà tên tuổi bị chìm luôn trong hai ngàn năm; có phần còn hơn Khổng Tử nữa vì chưa hề bị mạt sát tàn nhẫn như họ Khổng trong bảy tám chục năm nay; mà từ năm 165 (đời Hậu Hán) lại còn được Đạo gia tôn làm Thái Thượng Lão Quân, một trong ba vị thần tối cao của họ; đền thờ ông, Đại thanh cung, tương truyền dựng ở tại nơi ông sinh, hiện nay vẫn còn ở tỉnh Hà Nam, hương khói lúc này có thể đã lạnh, nhưng pho tượng cao bốn mét của ông thì may ra vẫn còn…”
Mục lục
LÃO TỬ – ĐẠO ĐỨC KINH
Phần I: ĐỜI SỐNG và TÁC PHẨM
Chương I: Đời sống
Chương II: Tác phẩm
Phần II: HỌC THUYẾT
Chương I: Đạo và Đức
Chương II: Tính cách và qui luật của đạo
Chương III: Đạo ở đời
Chương IV: Đạo trị nước
Phần III: DỊCH ĐẠO ĐỨC KINH
Chương 1 – 46: Thiên Thượng
Chương 47 – 81: Thiên hạ.
Xem Sách qua link Download:
TT..qua sách
Ủng Hộ Tác Giả, bằng việc mua sách đặt trên đầu nằm là đã giúp tác giả.
Http://www.diaocthoidai.com: nhận chia sẽ:
Thưởng thức sách bằng Link đăng ký bên dưới:
Nghe Audio tại đây:
Comment on “Ngô Văn Hiếu -Sách: Lão Tử Đạo Đức Kinh – Nguyễn Hiến Lê.”