Thứ Năm, ngày 04/04/2019 21:39 PM
Xem Youtobe: Tình Nghĩa Vợ Chồng
HÀNH TRÌNH ĐÃ QUA 2018:
Hành Trình 94 ngày 04/4/2018 – 365 ngày.
Điều quan trọng không phải là chuyện gì xảy ra với bạn, quan trọng là việc bạn phản ứngvới nó như thế nào.” EPICTETUS (khoảng năm 55-135)
5 cách thử lòng người hữu ích chuẩn xác của Gia Cát Lượng
Đứng trước lợi lộc, công danh, bạc tiền, mỹ nữ, nếu là người tham lam thì dễ bộc lộ bản chất, “lòi đuôi chuột”. Rất nhiều ông chủ, quản lý ở công ty lớn thử lòng nhân viên, cấp dưới của mình bằng cách trao cho họ những vị trí béo bở, những món lợi.
Thuật nhìn người, từ cổ chí kim, luôn được các nhà lãnh đạo coi trọng. Vua chúa nhìn người giỏi thì ngai vàng bền vững, xã tắc hưng thịnh, tướng lĩnh nhìn người giỏi thì bách chiến bách thắng, thương nhân nhìn người giỏi thì phú quý vinh hoa. Thương trường đôi khi không phải chiến trường như nhiều người nghĩ. Ở đó, không phải kẻ mạnh lúc nào cũng chiến thắng. Kẻ mạnh có thể cũng phải thất bại, kẻ yếu càng dễ thất bại, chỉ có “kẻ biết” mới được trường tồn. Biết thời thế, biết tiến biết lùi, biết nhanh biết chậm, đặc biệt biết được lòng người… ấy mới thực là kẻ chiến thắng.
Bạn là chủ một công ty hoặc đang có ý định khởi nghiệp và tìm cộng sự, điều gì với bạn là quan trọng nhất? Tiền ư? Mối làm ăn ư? Nguồn hàng ư? Thị trường ư? Không, tất cả thứ ấy đều có thể đo bằng con số, tỉ lệ, duy chỉ có một thứ là không. Đó chính là lòng người. Làm sao bạn có thể nhận ra người trung thành trong số hàng nghìn kẻ bất nghĩa? Làm sao bạn có thể tìm thấy người quân tử trong vô số kẻ tiểu nhân? Tất cả đều phải nhờ vào “thuật nhìn người” định đoạt.
Nhưng nhìn thế nào cho chuẩn đây? Không dễ! May thay, trí tuệ của Gia Cát Lượng có thể gợi mở cho chúng ta nhiều điều. Dưới đây là 5 cách nhìn người mà thiên tài này để lại cho hậu nhân, có thể ứng dụng trong mọi hoàn cảnh, mọi lĩnh vực cuộc sống.
Dùng đúng sai để xét lập trường, chí hướng
Là ông chủ, bạn hẳn không thể chấp nhận một cộng sự hoặc một nhân viên không có chí hướng, lập trường rõ ràng. Người không thể phân biệt phải trái, không có lập trường tỉnh táo, cứ mãi mơ hồ, trắng đen lẫn lộn thì khó giao trọng trách. Đó cũng là những người không trung thành, dễ mang lòng phản trắc, ngậm máu phun người. Nếu không phải kẻ phản trắc thì họ cũng chỉ là một nhân viên tầm thường, không có chí tiến thủ, không nỗ lực, không thể tiến bộ và chẳng làm nên việc gì.
Dùng lợi để xét lòng liêm chính
Đứng trước lợi lộc, công danh, bạc tiền, mỹ nữ, nếu là người tham lam thì dễ bộc lộ bản chất, “lòi đuôi chuột”. Rất nhiều ông chủ, quản lý ở công ty lớn thử lòng nhân viên, cấp dưới của mình bằng cách trao cho họ những vị trí béo bở, những món lợi. Nếu là người thanh liêm, đàng hoàng, họ sẽ không mảy may động lòng trước những món lợi nhỏ mà “tham bát bỏ mâm”. Tham cái lợi nhỏ mà bỏ mất đại sự, ấy là những người tuyệt đối không nên tin dùng. Làm sao có thể để họ đảm đương chức vụ chủ chốt trong công ty khi trong mắt của họ lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền và lợi ích cá nhân?
Dùng rượu để xét tính cách
Rượu vào lời ra, người ta càng khó tự chủ. Khi thần kinh bị kích thích, người ta dễ sống thật với mình hơn cả. Rất nhiều người bình thường khép mình, sống hiền lành như cây cỏ song khi uống chén rượu vào thì chuyện gì cũng dám nói, to gan lớn mật, lột xác khác nào hùm beo.
Mỗi người lại có cách uống rượu và cách say rượu khác biệt. Có người chỉ cần uống một chén là lải nhải cả buổi không thôi, kể hết chuyện Tây chuyện Tàu, đến cả bí mật kinh doanh của công ty cũng trở thành lời đầu môi chót lưỡi, nói ra không chút e dè. Có người càng uống càng tĩnh lặng, càng nói ít đi, nghe nhiều hơn, nói chung là càng uống càng phong độ. Có người say rượu lèm bèm, bê tha bệ rạc, có người say rồi thì chỉ lên giường đắp chăn ngủ hiền lành, có người càng uống càng tỉnh. Nhìn phong thái của mỗi người trong bữa tiệc rượu có thể xét đoán được phần nào tính tình, tâm trạng và con người của họ vậy.
Dùng nguy khốn để xét dũng khí
Đặt người ta vào trong nghịch cảnh có thể thấy được dũng khí và tĩnh khí của họ. Trong lúc quẫn bách, người ta dễ nảy sinh những suy nghĩ, hành động tiêu cực. Đứng trước áp lực, ai vẫn có thể giữ được bình tĩnh thì mới đáng mặt anh hùng, có thể giao việc lớn.
Dùng thời hạn để xét chữ tín
Hãy giao việc cho nhân viên của bạn, yêu cầu cụ thể thời gian muộn nhất cần hoàn thành và bạn sẽ biết được rất nhiều điều về họ. Thứ nhất là khả năng chịu áp lực của họ có tốt hay không. Thứ hai là trình độ của họ ra sao, có thể làm tốt công việc trong thời gian ngắn nhất hay không. Thứ ba, cũng là quan trọng nhất, chính là xem được chữ tín của họ. Có một cách đơn giản hơn để thử lòng thành tín của đối phương là đưa một cuộc hẹn. Cái cách họ đến sớm, đến đúng giờ, đến trễ hẹn… đều có thể nhìn ra đôi điều về con người ấy. Nếu không có thành tín, đừng nói kinh doanh, chỉ làm người thôi e rằng cũng quá sức. Bạn có dám trao vào tay những người bất tín, không giữ lời hứa toàn bộ vận mệnh công ty của mình không?
***
Gia Cát Lượng trí tuệ siêu việt, mưu kế đầy mình, một thân gây dựng cơ đồ mấy chục năm cho nhà Thục Hán. Chính bằng thuật nhìn người chuẩn xác phi thường của mình, ông đã tuyển lựa cho quốc gia những nhân vật anh hùng tầm cỡ, có đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, giúp nhà Thục chia 3 thiên hạ. Giờ đây, sau gần 2000 năm, trí tuệ ấy vẫn còn đầy giá trị và tính thực tiễn. Để nhìn ra được phượng hoàng giữa bầy gà, khổng tước giữa bầy quạ, bạn hãy thử áp dụng phương pháp của Gia Cát Lượng xem sao!
Comment on “#94 Hành Trình ngày 04/04/2019 – 365 ngày: 5 cách thử lòng người hữu ích chuẩn xác của Gia Cát Lượng”