Skip to content
NGÔ VĂN HIẾU

NGÔ VĂN HIẾU

Mua Miền Tin Bán Nổi Sợ Hãi

  • HOME
  • GIỚI THIỆU
  • Địa Ốc Thời Đại – ☎️ : +84.918491168
  • QUYỂN SÁCH HAY
    • BỘ SÁCH DOANH NGHIỆP
    • KỸ NĂNG SỐNG
    • PHONG THỦY
  • KIẾN THỨC
    • CON ĐƯỜNG TÂM LINH
  • HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
    • HÀNH TRÌNH 365 NGÀY – NĂM 2019
      • Tháng 01/2019
        • #31 Hành Trình ngày 31/01/2019 – 365 ngày: Học chấp nhận chính là chìa khóa của hạnh phúc
        • #30 Hành Trình ngày 30/01/2019 – 365 ngày: Bị khiển trách cũng đem lại một nguồn sức mạnh
        • #29 Hành Trình ngày 29/01/2019 – 365 ngày: Tiếp đón bởi diện mạo, kính trọng bởi tài năng, hòa hợp bởi tính cách, lâu bền bởi thiện lương
        • #28 Hành Trình ngày 28/01/2019 – 365 ngày: Ai chưa từng thất bại thì đừng mơ mộng đến chuyện thành công
        • #27 Hành Trình ngày 27/01/2019 – 365 ngày: Nhân sinh tại thế: Muốn làm việc đại sự phải biết chịu trách nhiệm
        • #26 Hành Trình ngày 26/01/2019 – 365 ngày: Trong phúc có họa, trong họa có phúc bởi tất cả đều là sự an bài tốt nhất
        • #25 Hành Trình ngày 25/01/2019: Với người không ngừng cố gắng, nghị lực lớn bao nhiêu cơ hội nhiều bấy nhiêu
        • #24 Hành Trình ngày 24/01/2019 – 365 ngày: Nhân sinh cũng một kiếp người, biệt ly là để tương phùng mà thôi
        • #23 Hành Trình ngày 23/01/2019 – 365 ngày: Làm người biết đủ thì chính là đủ, chờ đủ hỏi đến khi nào?
        • #22 Hành Trình 22/01/2019 – 365 ngày: Giữ được niềm vui là công phu, buông bỏ cái tôi cá nhân mới thực sự là bản lĩnh
        • #21 Hành Trình 21/01/2019 – 365 ngày: Thời gian qua đi, ta sẽ hiểu những điều chưa kịp hiểu…
        • #20 Hành Trình 20/01/2019 – 365 ngày: Muốn thành đại sự trước tiên phải thành được đại nhân cách
        • #19 Hành Trình ngày 19/01/2019 365 ngày: Chia sẽ Câu chuyện thường ngày, Chỉ có thể hạnh phúc khi không còn suy nghĩ thay đổi người khác
        • #18 Hành Trình ngày 18/01/2019 – 365 ngày: Gánh nặng trên lưng không bằng gánh nặng trong lòng, làm người nâng lên được thì cũng đặt xuống được
        • #17 Hành Trình ngày 17/01/2019 – 365 ngày: Việc nhỏ chẳng làm nên, đại sự khó thành đạt
        • #16 Hành Trình ngày 16/01/2019 – 365 ngày: Người biết ở chỗ thấp, thì mới có thể lên cao; người biết lùi, thì mới có thể tiến
        • #15 Hành Trình ngày 15/01/2019 – 365 ngày: Không nghĩ quẩn, bớt mong cầu, hãy học cách nâng niu chính mình
        • #14 Hành Trình ngày 14/01/2019 – 365: Đừng sáng hơn giọt sương đêm.
        • #13 Hành Trình ngày 13/01/2019 – 365 ngày: Gặp gỡ rồi cũng phải chia ly, hãy trân quý những tháng ngày hiện tại
        • #12 Hành Trình ngày 12/01/2019 – 365 ngày: Tuỳ kỳ tự nhiên, sống lương thiện, ở chân thành ấy là chân lý
        • #11 Hành Trình ngày 11/01/2019 – 365 ngày: Người đang làm, Thần đang nhìn: ‘Chuyện này không nói thì ai biết? Trời biết’
        • #10 Hành Trình ngày 10/01/2019 – 365 ngày: Mẹ trắng đêm đợi con – Dù thành công hay thất bại, hãy sống như mặt trời, dẫu lặn rồi vẫn để lại ráng chiều rực rỡ…
        • #09 Hành Trình ngày 09/01/2019 – 365 ngày: Ai mới thực sự là người nắm giữ chiếc ‘Chìa khóa niềm vui’ của bạn?
        • #08 Hành Trình ngày 08/01/2019 – 365 ngày: Bài Học Cho Đi – Làm người như nước, làm việc như núi – 8 chữ ẩn chứa đạo lý của đối nhân xử thế ở cảnh giới cao
        • #07 Hành Trình ngày 07/01/2019 – 365 ngày: Nước không thử chẳng biết nông sâu, người không giao thiệp sao biết tốt xấu?
        • #06 Hành Trình ngày 06/01/2019 : Hoa Giọt Tuyết – Chuyện trên đời ắt đều do nhân quả, hoạ hay phúc đều ở mình lựa chọn mà thôi
        • #05 Hành Trình ngày 05/01/2019 – 365 ngày: Người không thể bị bắt nạt trên đời này chính là người lương thiện.
  • Toggle search form
  • #173 Hành Trình ngày 22/6/2021 – 365 ngày: Để tìm thấy tình yêu thật sự. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #214 Hành Trình ngày 01/8/2020 – 365 ngày: Tỷ phú kim cương và cách dạy con thông qua hoàn cảnh khốc liệt. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #282 Hành Trình ngày 08/10/2020 – 365 ngày: Bạn có đang là nô lệ của tâm trí? HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • Ngô Văn Hiếu-Hành Trình 176 ngày 26/06/2017 – 365 ngày- HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #⭐️ 320 Hành Trình ngày 16/11/2022 – 365 ngày: Hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân tốt đẹp không phải là hạnh phúc mà là sự ổn định. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #161 Hành Trình ngày 10/6/2021 – 365 ngày: Quy trình tạo ra điều bạn muốn luôn luôn giống nhau. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #174 Hành Trình ngày 22/6/2020 – 365 ngày: Cực khổ không đáng sợ, buông thả bản thân mới đáng sợ. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • 👉 👉 Học cách tiêu tiền của người xưa để “tiền sinh ra tiền” (Phần 1). KIẾN THỨC

#70 Hành Trình ngày 11/03/2019 – 365 ngày: Giáo dục nhân cách là cách giáo dục mang lại trí tuệ và sự sáng suốt.

Posted on 11/03/201910/03/2019 By Ngô Văn Hiếu 1 bình luận ở #70 Hành Trình ngày 11/03/2019 – 365 ngày: Giáo dục nhân cách là cách giáo dục mang lại trí tuệ và sự sáng suốt.

Thứ Hai, ngày 11/03/2019 16:56

Quà Tặng Cuộc Sống: Phiên tòa ly hôn không bao giờ mở lại

Tóm Tắt:

Phiên tòa ly hôn không mở lại. Thật lạ ! trái tim hai người đã vừa tìm lại được sự đồng điệu. Họ tìm được cách yêu nhau và gìn giữ hạnh phúc.

Xem Video: Con Đường Ta Quay Về.

https://ngovanhieu.net/wp-content/uploads/2019/03/HT-70-ngay-11-03-2019-qua-tang-cuoc-song-conduongtaquayve-ngovanhieu-365-ngay.mp4

 

Click vào Download để tải Video:

DOWNLOAD:

Hành Trình đã qua 2018

 
Ngô Văn Hiếu – 70 ngày 11/3/2018 – 365 ngày.
Cuộc sống của bạn nằm trong tầm tay bạn, nhưng bạn phải học cách để điều khiển những ý nghĩ của mình. Tất cả các vấn đề của bạn về nỗi sợ hãi, về sự thất bại và nỗi nghi ngờ – đó là do TÂM TRÍ của bạn đang điều khiển bạn. Tâm trí bạn đã nắm quyền điều khiển và bạn chính là nô lệ, là nạn nhân của những suy nghĩ tiêu cực không kiểm soát. Chỉ đơn giản như vậy thôi. Hãy nắm quyền điều khiển tâm trí mình, và suy nghĩ của mình. Mỗi ngày, từng chút một, hãy quan sát các ý nghĩ của mình. Khi một ý nghĩ tiêu cực xuất hiện, hãy tống khứ nó đi, và từ chối không cho phép các suy nghĩ tiêu cực cắm rễ bên trong bạn – bằng cách nghĩ về điều gì đó tốt đẹp để thay thế chúng. Hãy nghĩ về ngàycàng nhiều những ý nghĩ tốt đẹp, và rất nhanh thôi, những ý nghĩ tốt đẹp sẽ tự động đến với  [....]

Giáo dục nhân cách là cách giáo dục mang lại trí tuệ và sự sáng suốt.

 

Không chỉ nhằm mục đích bổ sung kiến thức và kĩ năng cho nhau trong một môi trường học tập thân thiện, giáo dục trong gia đình còn là yếu tố nền tảng giúp tăng cường sự tương tác và gắn bó giữa các thành viên.

Việc dành ra một khoảng thời gian trong ngày để cha mẹ và con cái cùng nhau học tập những kiến thức mới, hay cải thiện các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống là việc làm vô cùng quan trọng. Trong thời đại bận rộn như hiện nay, phần lớn các thành viên trong gia đình không có thời gian bên nhau, thời gian dành để chia sẻ và động viên nhau lại càng hiếm hoi.

Xây dựng văn hoá gia đình nhấn mạnh vào việc tạo dựng mối tương tác giữa các thế hệ trong gia đình và với cộng đồng, từ đó nuôi dưỡng văn hóa học tập, phát triển khả năng đọc viết và các kỹ năng sống khác.

Nhiều người cho rằng việc dạy và học trong gia đình là văn hóa của các nước phương Tây. Trên thực tế, ở một số nước Tây phương hàng năm đều có những ngày lễ kỷ niệm nét văn hóa này như Lễ hội Gia đình tổ chức vào tháng 1 ở Canada và vào tháng 11 ở Mỹ. Những lễ hội này nhấn mạnh vào những lợi ích và niềm vui khi kết hợp hài hòa giữa việc học tập, trao đổi vào các sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, việc dạy và học giữa các thế hệ không phải xuất hiện ở xã hội hiện đại mà là truyền thống lâu đời được bắt nguồn từ các nền văn hoá cổ xưa, là một khía cạnh của văn hóa truyền thống.

Giảng dạy và học tập mang lại lợi ích đôi bên

Việc dạy và học cùng con là cách giúp bạn định hướng, gợi ý cho con về phương pháp học tập, phương pháp nhìn nhận, đánh giá và thậm chí cả cách sống, quan niệm đạo đức. Đồng thời, bạn cũng sẽ bất ngờ học được những điều mới mẻ từ quá trình ấy. Đó có thể là một kỹ năng, một kiến thức mới, cũng có khi là phát hiện ra một nguyên tắc hay, hoặc chiêm nghiệm ra một điều mà trước đó bạn chưa từng nghĩ tới.

Khổng Tử trong Kinh Lễ đã giảng về việc dạy và học rằng: “Giảng dạy và học tập là có lợi cho nhau” và “Giảng dạy là nửa còn lại của học tập”.

Ông cũng viết: “Chỉ sau khi học mới nhận ra những thiếu sót của chính mình, và chỉ sau khi dạy mới hiểu những khó khăn trong học tập” và “Chỉ sau khi nhận ra những bất cập của chính mình, con người mới suy ngẫm và chất vấn bản thân; chỉ sau khi biết được những thách thức thì mới thúc đẩy và củng cố bản thân để làm tốt hơn”.

Điều đó có nghĩa là cả dạy và học đều giúp người dạy và người học nhận ra những thiếu sót còn tồn tại, từ đó dần dần hoàn thiện bản thân. Bằng cách này, giảng dạy và học tập bổ sung cho nhau, giúp cả người dạy và người học lĩnh hội và trưởng thành.

Vượt qua nghịch cảnh

Thuật ngữ “biết đọc, biết viết” không đơn giản chỉ dừng lại ở việc biết và thực hành hai kỹ năng này. Thực tế, đọc, viết cùng với số học thực sự là nền tảng của giáo dục.

Thời Bắc Tống (960-1127) có lưu truyền câu chuyện nổi tiếng về một người mẹ tận tụy, bằng sự khôn khéo và quyết tâm của mình đã vượt qua nghịch cảnh, dạy con trai cách đọc và viết.

Người con trai trong câu chuyện chính là nhà văn và sử gia lỗi lạc Âu Dương Tu (1007 – 1072). Mất cha khi mới lên 4 tuổi, Âu Dương Tu và mẹ sống trong cảnh nghèo đói chẳng đủ ăn. Nhà nghèo nên càng không bao giờ nghĩ tới chuyện có tiền mua giấy bút và cho Âu Dương Tu đến trường.

Tuy nhiên, mẹ của Âu Dương Tu đã không bỏ cuộc với việc học của con trai mình. Bà nghĩ ra một giải pháp – sử dụng cây sậy thay bút để dạy con trai viết trên đất bùn. Đây chính là nguồn gốc của điển tích “Dùng sậy viết chữ mà dạy con nên người”.

Cậu bé Âu Dương Tu được mẹ giáo dục từ nhỏ nên sớm yêu thích đọc sách. Mẹ thường xuyên đưa cậu đến nhà hàng xóm để mượn sách đọc, và đôi khi chép lại những đoạn hay.

Nhờ sự dẫn dắt và khuyến khích của người mẹ, Âu Dương Tu học hành chăm chỉ và đã đỗ đầu tiến sĩ ở tuổi 23. Sau đó ông giữ các chức vụ quan trọng trong suốt 40 năm sự nghiệp.

Dù đã là một vị quan lớn nhưng ông không bao giờ quên những lời dạy của mẹ. Đó là theo gương của cha, đó là trung thành, tận tụy, trung quân ái quốc, sống thẳng thắn và lương thiện, không bao giờ tìm kiếm sự giàu có và lợi ích cá nhân, luôn luôn giúp đỡ người khác.

Cha mẹ làm gương, dạy con bằng thực tế

Các bậc cha mẹ ở bất kỳ thời đại nào cũng vậy, dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức trong cuộc sống vẫn luôn muốn làm tất cả có thể để hỗ trợ việc học hành của con cái.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy và tạo điều kiện tốt đẹp nhất cho con học tập, những bậc cha mẹ cũng nên trở thành tấm gương tốt để con cái noi theo. Đó là tấm gương về tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng gánh vác mọi công việc, tấm gương về đức tính kiên trì, tháo vát, kiên cường, coi trọng học tập và lòng biết ơn.

Người xưa có rất nhiều thành ngữ nói về việc cha mẹ làm tấm gương cho con cái, ví như “Dùng ngôn từ để dạy chữ và dùng cuộc sống để giảng đạo” hoặc “Cái gốc của giáo dục là nằm ở thực tại”.

Những thành ngữ này nhắc nhở chúng ta rằng việc dạy bảo của cha mẹ dành cho con cái nên diễn ra một cách thật tự nhiên thông qua các hoạt động và tiếp xúc thường ngày. Những hoạt động ấy bao gồm chơi trò chơi, nấu ăn, nướng bánh, làm vườn, hoặc ngắm những vì sao.

Quan trọng hơn, con của bạn chính là đang học tập khi chúng nhìn bạn đối xử với người khác ra sao, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, và sửa lỗi của bạn như thế nào. Bởi vậy, việc cha mẹ có thể hành xử đúng đắn, là tấm gương sáng suốt trong mọi tình huống là những bài học không lời hữu ích nhất dành cho con. Học tập không chỉ là đọc, viết và làm bài tập ở nhà.

Chia sẻ những câu hỏi

Cha mẹ cũng sẽ giúp nâng cao rất nhiều chất lượng học tập và khả năng tương tác của trẻ thông qua chia sẻ những thắc mắc về thế giới với các con.

Từ việc quan sát môi trường xung quanh của mình, bạn có thể đặt câu hỏi và giúp trẻ nhận ra rằng đặt câu hỏi là một điều thật tự nhiên và vô cùng đơn giản. Hãy hỏi khi không hiểu. Khi đó quá trình cha mẹ và con trẻ cùng nhau đưa ra thắc mắc, cùng nhau tìm câu trả lời chính là một quá trình học tập sinh động, trực quan và dễ tiếp thu nhất.

Bằng việc đặt câu hỏi cho các vấn đề với con và đồng hành cùng con từng bước từng bước trong hành trình giải đáp những “câu đố”, cha mẹ đang hình thành và rèn luyện cho con những kỹ năng vô cùng thiết yếu, mang lại lợi ích trong suốt cuộc đời của trẻ.

Thái độ tôn trọng

Thái độ tôn trọng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến động lực và kết quả trong học tập. Thừa tướng nổi tiếng của triều đại Bắc Tống, đồng thời là nhà sử học Tư Mã Quang (1019-1086) đã dạy con mình về sự tôn trọng và những phẩm chất quan trọng khác của một người tu học.

Một ngày, Tư Mã Quang nhìn thấy con trai mình cầm quyển sách một cách hờ hững trong khi đọc, ông đã ngay lập tức dạy bảo con trai mình.

Ông nói với con trai: “Một người cao quý thích học sách của Thánh hiền. Điều đầu tiên là người ấy phải yêu quý và trân trọng những cuốn sách”.

“Trước khi học, cần rửa tay, lau sạch mặt bàn, trải khăn trải bàn. Trong khi đọc một cuốn sách, cần ngồi thẳng, duy trì thái độ tôn trọng, và tập trung vào việc đọc, không nên để tâm trí đi lang thang. Việc này cần thực hiện một cách giản dị, thường xuyên, thiết thực và kiên định”.

“Chỉ bằng cách làm theo những yêu cầu này, con người mới có thể rèn luyện được nhân cách đạo đức của mình, sau này có thể quản lý gia đình, lớn hơn nữa là lãnh đạo một đất nước và mang hòa bình, no ấm cho muôn dân”.

Dưới sự hướng dẫn của cha, Tư Mã Khang đã toàn lực học tập và tự cải thiện bản thân. Anh noi gương cha cả về đức hạnh và học tập. Câu chuyện về Tư Mã Quang dạy con thực sự đã minh chứng cho lời ca tụng: “Cha con nhà Tư Mã xứng đáng là những hình mẫu cho người khác noi theo.”

Học từ những người lớn tuổi

Nói về việc dạy và học trong gia đình, không thể không kể đến một hình mẫu được mọi người vô cùng kính trọng thời Trung Hoa cổ xưa. Đó chính là Minh Đức Hoàng thái hậu vào triều đại Đông Hán.

Hoàng thái hậu Minh Đức vốn là một người phụ nữ tốt bụng và nhu mì, thông minh và ham học hỏi. Bà không có con riêng nhưng luôn đối xử với con trai của chồng, hoàng đế Hán Minh Đế Lưu Trang như mẹ ruột. Bà chăm sóc con trai của chồng một cách cẩn thận, coi cậu bé như con của chính mình.

Sau đó người con trai này lên ngôi, chính là hoàng đế Hán Chương Đế Lưu Đát, và Minh Đức trở thành hoàng thái hậu. Bà tiếp tục chăm sóc những người cháu và dạy chúng kinh sách của các nhà hiền triết xưa như Tứ thư, Ngũ kinh.

Người đời sau này ca ngợi bà “vừa là hình mẫu cho tất cả phụ nữ về công việc trong nhà vừa là hình mẫu cho tất cả nữ hoàng về công việc của đất nước”.

Ở thời đại nào cũng vậy, có một nguyên tắc bất biến trong việc giáo dục trẻ chính là lấy giáo dục nhân cách làm nền tảng. Giáo dục nhân cách là giáo dục cốt cách để làm người, xây dựng một nội tâm trong sáng, mạnh mẽ, thuần phác. Tu dưỡng nội tâm là nguồn sức mạnh mang đến trí tuệ và sự sáng suốt cho tất cả những người tu học thời xưa và nay.

HÀNH TRÌNH 365 NGÀY

Điều hướng bài viết

Previous Post: #HÀNH TRÌNH 365 NGÀY !
Next Post: #71 Hành Trình ngày 12/03/2019 – 365 ngày: Càng lớn, chúng ta càng đánh mất 10 thứ trân quý này…

Related Posts

  • Hành Trình 358 ngày 24/12/2017 – 365 ngày. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • Ngô Văn Hiếu-Hành Trình 285 ngày 12/10/2017 – 365 ngày. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #👉 247 Hành Trình ngày 05/9/2021 – 365 ngày: Đừng để tâm trí bị cuốn trôi theo dòng suy nghĩ miên man. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #250 Hành Trình ngày 06/9/2020 – 365 ngày: Bạn phải nhớ rằng mình phải nhận thức được mọi việc. Nhớ rằng mình phải nhận thức được ngay trong khoảnh khắc này, thời điểm này. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • Hành Trình 262 ngày 19/09/2017 – 365 ngày. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #117 Hành Trình ngày 27/04/2019 – 365 ngày: Mọi chuyện trên đời đều đã có đáp án, quan trọng là bạn phải kiên nhẫn HÀNH TRÌNH 365 NGÀY

Comment (1) on “#70 Hành Trình ngày 11/03/2019 – 365 ngày: Giáo dục nhân cách là cách giáo dục mang lại trí tuệ và sự sáng suốt.”

  1. Pingback: #070 Hành Trình ngày 10/3/2020 – 365 ngày. – NGÔ VĂN HIẾU

Để lại một bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Bài Viết Mới Nhất

  • #⭐️ 213 ✨ Hành Trình ngày 01/8/2023 – 365 ngày: Thất bại càng nhiều, khả năng thành công càng lớn 01/08/2023
  • #⭐️ 212 ✨ Hành Trình ngay 31/7/2023 – 365 ngày: Bạn càng ghét một tính cách nào đó ở người khác, thì bạn càng có nhiều khả năng đang ghét tính cách đó của chính mình. 31/07/2023
  • #⭐️ 211 ✨ Hành Trình ngày 30/7/2023 – 365 ngày: Cố làm cho người khách thích ban phản tác động. 30/07/2023
  • #⭐️ 210 ✨ Hành Trình ngày 29/7/2023 – 365 ngày: Không phải vì có tiền mới có thể đi học, mà là vì học tập nên mới có thể kiếm được tiền. 29/07/2023
  • #⭐️ 209 ✨ Hành Trình ngay 28/7/2023 – 365 ngày: Không phải vì có thu hoạch nên mới ơn nghĩa, mà là vì có ơn nghĩa nên mới có thể thu hoạch. 28/07/2023
  • #⭐️ 208 ✨ Hành Trình ngày 27/7/2023 – 365 ngày: Không phải vì biết lãnh đạo nên mới biết cách phối hợp, mà là vì biết phối hợp mới có năng lực lãnh đạo. 27/07/2023

Cảm Nhận

  • #⭐️ 213 ✨ Hành Trình ngày 01/8/2023 – 365 ngày. – NGÔ VĂN HIẾU trong #⭐️ 213 Hành Trình ngày 01/8/2022 – 365 ngày: Niềm tin nghĩa là tin tưởng vào những điều tốt.
  • #⭐️ 213 Hành Trình ngày 01/8/2022 – 365 ngày: Niềm tin nghĩa là tin tưởng vào những điều tốt. – NGÔ VĂN HIẾU trong #👉 213 Hành Trình ngày 02/8/2021 – 365 ngày: Niềm tin Vs sự Sợ hãi.

Những người bạn

• Nguyễn Văn Liêm
• Địa Ốc Thời Đại
  • #332 Hành Trình ngày 27/11/2020 – 365 ngày: Làm thế nào để làm chủ được quy luật? HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #⭐️ 051 Hành Trình ngày 20/2/2022 – 365 ngày: Đời người chẳng qua cũng chỉ là một bát cơm. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #⭐️141 Hành atrình ngày 21/5/2022 – 365 ngày: Thấm thía lời dạy của người xưa: 7 quý nhân đừng bao giờ để mất trong cuộc đời. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #19 Hành Trình ngày 19/01/2019 365 ngày: Chia sẽ Câu chuyện thường ngày, Chỉ có thể hạnh phúc khi không còn suy nghĩ thay đổi người khác HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • #066 Hành Trình ngày 06/3/2020 – 365 ngày: Có thể “buông bỏ” mới có thể “đắc được”. HÀNH TRÌNH 365 NGÀY
  • MỞ RỘNG HAI CỬA CHÍNH TRONG THỜI GIAN DÀI: PHONG THỦY
  • #Sách : Bẻ Khoá Bí Mật Triệu Phú. KIẾN THỨC
  • #👉 235 Hành Trình ngày 24/8/2021 – 365 ngày: Nếu gặp thất bại, tôi sẽ nương tựa nơi đâu? HÀNH TRÌNH 365 NGÀY

Copyright © 2025 NGÔ VĂN HIẾU.

Powered by PressBook News WordPress theme