TƯ DUY ĐẢO NGƯỢC – BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
- Một thư viện Anh gặp phải bài toán khó: Làm sao để chuyển toàn bộ số sách sang tòa nhà mới xây?
Người ta ước tính rằng, việc di dời số sách khổng lồ này sẽ ngốn mất 3,5 triệu USD. Mọi người thi nhau đề xuất giải pháp, nhưng tất cả đều không khả thi.
Tới lúc đó, một thanh niên cho biết anh ta có thể làm việc này chỉ với giá 1,5 triệu USD. Giải pháp là: Thông báo cho mọi người biết thư viện cho mượn sách miễn phí không giới hạn, miễn là họ trả sách về tòa nhà mới.
Bằng cách thay đổi tư duy từ “di dời sách” sang “cho mượn sách”, người thanh niên nọ không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà còn tiết kiệm một số tiền lớn.
Rõ ràng, những người biết tư duy khác biệt sẽ đem lại hiệu quả khác biệt.
- Tại tập đoàn Microsoft, nhân viên được phục vụ cả bữa trưa lẫn bữa tối. Tuy nhiên, số lượng người ăn trưa luôn đông hơn tối, bởi lẽ không phải ai cũng phải làm việc ngoài giờ. Do đó, nhà cung cấp bữa trưa sẽ có lợi hơn.
Tuy nhiên, nhân viên Microsoft phàn nàn rằng chất lượng bữa trưa ở đây rất tệ.
Nhiều người yêu cầu nhà bếp đổi công thức nấu ăn, thay đầu bếp thường xuyên,… nhưng Microsoft cho rằng chúng không phải là giải pháp hiệu quả. Thay vào đó, tập đoàn này đã lựa chọn 2 nhà cung cấp khác nhau cho bữa trưa và bữa tối. Cứ 3 tháng/lần, họ sẽ khảo sát xem nhân viên thích bữa trưa hay bữa tối hơn. Nếu câu trả lời là “bữa tối” nhiều hơn, tập đoàn sẽ đổi nhà cung cấp bữa tối lên bữa trưa.
Kể từ ngày đó, các nhà cung cấp đều cố gắng cải thiện để đáp ứng khẩu vị nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên cũng tăng lên rất nhiều.
Khi gặp phải vấn đề này, người bình thường sẽ nhắc nhở hoặc đổi hẳn nhà cung cấp. Tuy nhiên, những bộ óc hàng đầu ở Microsoft lại tư duy khác hẳn: Họ tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa 2 nhà cung cấp bữa trưa và bữa tối, để họ giám sát lẫn nhau. Nhờ đó, dịch vụ cũng trở nên tốt hơn nhiều.
- Từ 2 câu chuyện trên, ta đều có thể thấy: Cùng một việc, nhưng suy nghĩ khác nhau sẽ cho ra hiệu quả khác nhau.
Đó là lý do tại sao chúng ta vẫn thường nói: “Người bình thường thay đổi kết quả, người khôn ngoan thay đổi nguyên nhân, còn người xuất chúng thay đổi mô hình”.
Muốn trở thành người xuất chúng, bạn cần phải thay đổi mô hình tư duy của mình, thay đổi cách nhìn nhận thế giới. Hễ là chuyện cảm thấy không giải quyết được, hãy thử lật ngược lại vấn để.
Ngoài ra, một cơ hội để thực hành “chuyển đổi tư duy” đó chính là tranh luận một cách . Chỉ khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác, bạn mới có thể thuyết phục, thay đổi tư duy chính mình. Nó giúp bạn hiểu những gì bạn đang cố gắng bảo vệ chỉ là quan điểm của riêng bạn.
Theo Trí thức trẻ
HÀNH TRÌNH ĐÃ QUA NĂM 2018/10/04:
Trãi Nghiệm 277 ngày 04/10/2018 – 365 ngày.
Điều gì thực sự là ‘của bạn’ trong cuộc đời này
Điều kỳ diệu sẽ đến với những người biết sự cho đi
Hạnh phúc, đôi khi chỉ là một nụ cười, một lời cảm ơn chân thành, một sự quan tâm đúng lúc, hay… một sự cho đi vô tư từ một tâm hồn trong sáng. Trong cuộc sống bộn bề này, cần lắm những hạnh phúc giản đơn, những tia sáng ấm áp lan toả nhẹ nhàng trong trái tim của mỗi người. Hãy cho đi khi bạn còn có thể…
Câu chuyện 1: Cây nến yêu thương
Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
Khi vừa mới chuẩn bị thì chỉ một lát sau, đã có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!” Thế là cô gái sẵn giọng: “Không có!”.
Nói rồi cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo chợt mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”.
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm!”.
Cô gái trẻ nghe xong lặng người…
Trong cuộc sống của chúng ta cũng sẽ có những lúc như thế. Dù con người sống trong hoàn cảnh khó khăn hay giàu có, họ đều cần sự an ủi từ ai đó.
Đừng ích kỷ, hãy lắng nghe âm thanh cuộc sống. Cuộc sống của ta sẽ không xấu, mà thậm chí nó còn đẹp hơn khi chúng ta cho đi. Bởi… cho đi cũng chính là nhận lại!
Câu chuyện 2: Ly Sữa ân tình
Trưa hôm đó, có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi, cậu liều xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé ra mở cửa. Và thay vì xin cái gì đó để ăn, cậu đành ngậm ngùi xin một ly nước để uống. Cô bé trông cậu có vẻ đang đói nên bưng ngay ra một ly sữa lớn.
Cậu bé uống xong, hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”.
“Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt”, cô bé trả lời.
Cậu bé xúc động cám ơn và đi khỏi. Lúc này, cậu bé Howard Kelly đã thấy tự tin hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều.
Nhiều năm sau, cô gái đó bị căn bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ trong vùng đều bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị. Tiến sĩ Howard Kelly được mời khám, và khi nghe tên địa chỉ nhà của bệnh nhân, một tia sáng loé lên trong mắt. Ông đứng bật dậy và đi đến phòng bệnh nhân và nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã gắng sức để cứu cô gái này. Sau thời gian dài, căn bệnh của cô gái cuối cùng cũng may mắn qua khỏi. Trước khi tờ hoá đơn thanh toán viện phí được chuyển đến cô gái, ông đã viết gì đó lên bên cạnh.
Dr. Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895 (Ảnh: Wikipedia)
Cô gái lo sợ không dám mở ra, bởi vì cô chắc chắn rằng cho đến hết đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này.
Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn:
“Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa!
Ký tên
Tiến sĩ Howard Kelly“.
Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào và lời từ trái tim cô gái thốt lên trong nước mắt: “Cảm ơn ông!”. Đây là câu chuyện có thật, Dr. Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.
Suy ngẫm:
Hạnh phúc, đôi khi chỉ là một nụ cười, một lời cảm ơn chân thành, một sự quan tâm đúng lúc, hay… một sự cho đi vô tư từ một tâm hồn trong sáng. Trong cuộc sống bộn bề này, cần lắm những hạnh phúc giản đơn, những tia sáng ấm áp lan toả nhẹ nhàng trong trái tim của mỗi người.
Bạn sẽ không thể nào ngờ được, chỉ một hành động bé xíu đó thôi, nhưng lại có thể mang đến cho người nhận nó một “cuộc đời mới”, một tia hi vọng vào một ngày mai bình yên và tươi sáng… thậm chí, còn là một phép màu!
Vì vậy, hãy cho đi khi bạn còn có thể…
Comment on “#277 Hnh Trình ngày 04/10/2019 – 365 ngày: Điều kỳ diệu sẽ đến với những người biết sự cho đi”