10:19, VŨNG TÀU. Ngày 18/4/2018
Thiền Viện Chơn Không được xây dựng vào năm 1969, tọa lạc ở độ cao 80 m trên triền Núi Lớn, Vũng Tàu. Nơi đây nổi bật trên nền cảnh núi đồi hùng vĩ với quần thể các công trình như tháp tổ.
Thiền Viện Chơn Không – Chùa nổi tiếng miền Nam.
ThiThiền Viện Chơn Không Vũng Tàu được xây dựng vào năm 1969, tọa lạc ở độ cao 80 m trên triền Núi Lớn, Vũng Tàu. Nơi đây nổi bật trên nền cảnh núi đồi hùng vĩ với quần thể các công trình như tháp tổ, chính điện, tháp chuông, thiền đường, khu Tăng ni, nhà khách… tạo thành điểm tham quan thu hút không chỉ Phật tử mà còn đông đảo du khách bốn phương. Đường lên chùa nổi tiếng Vũng Tàu này phải qua một con đường dốc khá cao. Hai bên Thiền Viện Chơn Không là cây xanh quanh năm tỏa bóng mát. Cảnh vật yên tĩnh có thể nghe được tiếng lá rơi xào xạc dưới chân. Cổng chùa nằm giữa chừng con dốc, qua đó là lên đến chính điện quang cảnh thanh bình hiện ra trước mắt. Một không gian thiền tĩnh mịch, an lành.
Từ tháp chuông, du khách hành hương có thể phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng thành phố Vũng Tàu hiện ra trước mắt với biết bao đường ngang phố dọc. Phía xa xa là đại dương xanh bao la…Tất cả mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản trước vẻ đẹp thiên nhiên tĩnh tại, hùng vĩ của cả một vùng biển núi Vũng Tàu mênh mông.
Năm 1966, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khai phá vùng đất Hòn Chụp – Núi Tượng Kỳ (Núi Lớn) cất Pháp Lạc Thất, chuyên tu thiền. Đến năm 1968, Hòa thượng tuyên bố khởi đầu công cuộc khôi phục Thiền tông Việt Nam. Đến năm 1970, Hòa thượng cho xây Thiền Viện Chơn Không gồm: ngôi thiền đường, tăng đường, trai đường, nhà khách, thiền viện Bát Nhã (thiền viện cho chư Ni), hồ chứa nước…
Tại thiền viện, Ngài đã mở khóa 1 Chân Không (thời gian 3 năm) vào năm 1971, có 10 thiền sinh tham học.
Trưởng Lão, Thích Thông Lạc:
Khóa 2 Chân Không khai giảng vào năm 1974, có hơn 100 thiền sinh tham học.
Bốn Đề Mục Quán Niệm (Tứ Niệm Xứ):
Nội Dung:
Link đăng ký nhận nội dung
Sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn đã vận dụng phương tiện để dẫn dắt chúng sanh đến với con đường giác ngộ theo từng cấp độ tùy thuận.
Giáo lý Đức Phật thuyết giảng tuy bao la từ nhân sinh đến vũ trụ, nhưng tựu trung vẫn xoay quanh vấn đề con người. Lấy con người làm đối tượng quán chiếu để thấy được vũ trụ vạn hữu, pháp môn Bốn đề mục quán niệm giúp chúng ta nhận diện đượcsự thật của tự thân, tha nhân và xã hội. Đó cũng chính là ý nghĩa cao cả mà Đức Phật nhắm đến khi muốn giác ngộ chúng sanh.
Nội dung
Giáo lý Phật giáo khẳng định rằng: Muốn thấu triệt một sự vật hiện tượng nào, nhất thiết phải dùng phương pháp quán niệm. Không có quán niệm thì không thể đánh giá được sự vật chân thật, khách quan được. Quán là dùng trí tuệ để tư duy, soi rọi và phân tích đối tượng, để thấu triệt được bản chất sự vật.
Niệm được hiểu một cách đơn giản là nhớ nghĩ đến đối tượng để thực hiện một quá trình quán sát, tư duy. Ở giai đoạn sơ khởi thì niệm là tiền đề cho quán. Nếu không có niệm thì quán không thể xảy ra. Niệm còn có nghĩa là ký ức lưu giữ đối tượng sau khi quán. Nếu đối tượng cho ta một kết quả tích cực, lợi ích cho việc tu tập dẫn đến giác ngộ, thì ta dùng niệm để nhớ nghĩ mà hành trì. Trong giáo lý Tứ diệu đế, Bốn đề mục quán niệm được Thế Tôn tuyên giảng ở phần Đạo đế. Trước hết, đây là một pháp môn tu tập quân bình về chỉ và quán. Gồm có:
1. Quán niệm về thân
2. Quán niệm về thọ
3. Quán niệm về tâm
4. Quán niệm về pháp.
Theo dõi về sự có mặt của thân, các cảm thọ, tâm thức và các pháp, đây gọi là thiền chỉ. Đi sâu vào quán tánh sanh diệt để thấy được bản chất của chúng, đây gọi là thiền quán.
Trước chánh điện Thiền Viện Chơn Không, có nhiều cây kiểng, bách, tùng xanh tươi. Bên trái có tháp chuông, với đại hồng chung nặng khoảng 1 tấn được đúc năm 1998, nhiều du khách hành hương Phật giáo ghé đến đây tham quan!
Xin được góp ý và chia sẽ về : Http://www.ngovanhieu.net.
Tuy có nhiều thay đổi, nhưng Thiền viện Chơn Không luôn tôn thờ lý tưởng phụng sự đạo pháp và dân tộc. Thiền viện Chơn không trước đó và hiện nay đang chung tay góp sức cùng các thiền viện khác cố gắng hoàn thành nhiệm vụ khôi phục thiền tông và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử để ngày càng được phát triển trong cũng như ngoài nước.
Some truly interesting info , well written and broadly user genial .