Cuộc sống bao gồm 10% những gì xảy ra và 90% phản ứng của bạn với những thứ đó.
Thành công luôn bắt đầu từ tư duy và thái độ, đó là một điều chắc chắn.
Đã bao giờ bạn tự hỏi những người thành công có bí quyết gì để có được những điều lớn lao như vậy, đó chính là do người thành công có cách tư duy và nhìn nhận khác với những người khác, và nó phản ánh trong cách họ sống, làm việc, tiết kiệm, đầu tư và kinh doanh.
1. Bắt đầu bằng việc thấu hiểu bản thân và làm chủ cuộc đời mình
Khi bắt đầu đặt mục tiêu cho cuộc sống, nhiều người lo lắng rằng mục tiêu của họ quá cao và khó đạt được. Tuy nhiên, dù mục tiêu có cao đến bao nhiêu, để đạt được, hãy bắt đầu bằng việc thấu hiểu bản thân, tự động nhắc nhở bản thân về thời gian hoàn thành công việc, lập kế hoạch chi tiết cho cuộc đời và tuân thủ nghiêm túc.
Theo một cuộc nghiên cứu gần đây của một tạp chí doanh nhân hàng đầu thế giới, tất cả những triệu phú trên thế giới đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách nắm được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đặc biệt là họ lên kế hoạch cuộc đời của mình từ rất sớm.
Một mẹo nhỏ cho các bạn bắt đầu việc này đó chính là hãy tìm hiểu về Eisenhower Matrix và áp dụng vào cuộc sống hằng ngày của bạn.
Theo mô hình này, mọi hoạt động của bạn đều có thể được sắp xếp thành 4 loại theo mức độ ưu tiên như sau:
1. Việc quan trọng và cần giải quyết gấp (Q1)
2. Việc quan trọng nhưng không gấp (Q2)
3. Việc gấp nhưng quan trọng (Q3)
4. Việc gấp nhưng không quan trọng (Q4)
Những người làm chủ cuộc sống của mình tốt là những người sắp xếp & tối ưu hoá tốt thời gian & hiệu quả hoạt động của mình. Đối với mỗi loại hoạt động ta có thể tối ưu như sau:
(Q1): Việc nào quan trọng và cần giải quyết gấp thì bạn cần phải làm cho xong ngay, không được dong dài.
(Q2): Việc nào quan trọng mà không gấp thì hãy lên kế hoạch hoàn thành những việc đó trong tương lai.
(Q3): Việc không quan trọng mà lại gấp: Bạn thường hay tốn thời gian rất nhiều ở các hoạt động này. Có những việc hằng ngày tuy không mang lại lợi ích cho bạn nhưng lại làm tốn thời gian của bạn nhiều nhất. Ví dụ trong công việc: khi một dự án đang gần tới deadline, bạn có quá nhiều việc không thể lo xuể, thì lời khuyên chân thành là đừng ôm việc, hãy xem việc nào quan trọng và cần làm liền thì hãy làm. Việc nào cần gấp mà không quan trọng, ví dụ: in ấn tài liệu. Bạn có thể mất một khoảng thời gian khá phí nếu như tự mình đi làm những việc vậy, bù lại hãy uỷ quyền cho người khác. Ví dụ, nhờ đồng nghiệp hỗ trợ, thuê dịch vụ ngoài giúp bạn. Thế thì khoảng thời gian quý báu của bạn sẽ được dùng hiệu quả giải quyết các việc Q1.
(Q4): Việc không quan trọng mà lại không gấp: Đây là những hoạt động thường xuyên làm cho các bạn giảm năng suất công việc hoặc đang làm bạn đi chệch hướng khỏi những việc trọng tâm để phát triển bản thân & sự nghiệp của bạn. Ví dụ: Bạn đang làm việc nhưng chợt thấy phòng mình không ngăn nắp nên dành cả buổi để dọn lại phòng. Những việc này nên hạn chế làm ít lại hoặc chỉ làm khi bạn đã xong hết những công việc cần ưu tiên trong Q1-Q3.
Đây chỉ là 1 phần nhỏ trong việc quản trị cuộc đời của bạn. Bạn có thể tìm hiểu hai khóa học với giá khuyến mãi 40% cho thành viên Logistics4vn là Thấu hiểu bản thân và Quản trị cuộc đời – Đường đến thành công của TS. Lê Thẩm Dương.
2. Rèn luyện các kỹ năng mềm một cách nghiêm túc
Kỹ năng mềm quan trọng hơn suy nghĩ của hầu hết mọi người. Phát triển mối quan hệ với các đồng nghiệp, cấp trên giúp bạn có cơ hội tiếp cận với nhiều cơ hội mới và xây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân của riêng mình. Đó là kỹ năng xã hội quan trọng, góp phần không nhỏ trong một sự nghiệp thành công.
Theo thống kê của Linkedin, 3 kĩ năng mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên nhiều nhất là Giao Tiếp, Kĩ năng tổ chức, Làm việc nhóm.
+ Giao tiếp: Nếu vào công ty và bạn chỉ làm như một cái máy từ 8AM – 5PM, và lâu lâu làm OT (overtime) thì chắc chắn bạn sẽ kiếm được nhiều tiền như một chú ong chăm chỉ. Nhưng nếu bạn muốn tiến xa hơn, trở thành một nhân tố chính của công ty, tìm kiếm được những cơ hội từ các mối quan hệ trong công ty thì bạn phải dành thời gian và công sức cải thiện kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng này sẽ giúp bạn giữ mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp. Cao hơn nữa là kĩ năng này giúp bạn gây ra sự ảnh hưởng tới mọi người trong công ty bạn. Nếu tiếng nói của bạn có trọng lượng, đi kèm với sự am hiểu về công việc, bạn sẽ phát triển rất xa.
+ Kĩ năng tổ chức: Áp dụng Eisenhower Matrix như ở mục trên sẽ giúp bạn quản lý được thời gian của bạn hiệu quả giúp bạn lên kế hoạch, điều phối cũng như phối hợp cùng với mọi người trong công ty thực hiện công việc luôn đúng deadline.
+ Teamwork: bạn hãy luôn nhớ câu nói “Nếu bạn muốn đi thật nhanh, hãy đi một mình, nếu bạn muốn đi thật xa thì hãy đi cùng nhau”.