Hàng trăm áp lực đè nặng lên vai và vẫn với quỹ thời gian 24 tiếng/ngày thì làm thế nào để có thể tập trung với công suất tối đa, hiệu quả cao và hạn chế stress ở mức tối thiểu là điều mà đa phần ai cũng mong tìm được giải pháp. Thời sinh viên, chúng ta có thể thức thâu đêm để ngồi xem phim hay ngồi 4- 5 tiếng làm tiểu luận. Vậy mà càng lớn thì khả năng tập trung càng kém hẳn đi. Đối với các bạn làm việc trong văn phòng, đa số cứ gần đến cuối giờ là tay chân rã rời, hoa mắt chóng mặt…. đôi khi cảm thấy chán nản, muốn từ bỏ công viêc. Phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này đây? Bài viết sau sẽ giới thiệu đến các bạn một phương pháp làm việc tập trung, sáng tạo và thậm chí không mệt mỏi. Đó chính là Pomodoro, hay còn được biết đến với tên gọi phương pháp “quả cà chua”, do Francesco Cirillo phát triển vào năm 1980.
Pomodoro là gì? Pomodoro (Đầy đủ theo tiếng Anh là Pomodoro Technique) là 1 phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc.
“Pomodoro” là tiếng Ý, dịch ra tiếng Anh có nghĩa là “tomato” Ở phương pháp này, thời gian làm việc của bạn được chia thành từng khoảng nhỏ 25 phút, đi kèm với những khoảng thời gian nghỉ từ 3 đến 5 phút. Chính những khoảng nghỉ “giữa hiệp” này mà bạn sẽ luôn cảm thấy tươi mới khi bắt đầu 25 phút tiếp theo.
Nguyên tắc của Pomodoro:
Có 5 bước để thực hiện phương pháp Pomodoro:
Bước 1. Quyết định công việc mình sẽ làm Bước 2. Đặt thời gian, thông thường là 25 phút Bước 3. Làm việc cho đến khi hết 25 phút Bước 4. Nghỉ giải lao 3-5 phút Bước 5. Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 7 phút Các nguyên tắc của phương pháp Pomodoro.
1. Trong 1 Pomodoro, nếu bạn buộc phải gián đoạn thì Pomodori sẽ được tính lại từ đầu. Không có 1/2 hay 2/3 Pomodoro.
2. Chỉ tập trung làm 1 việc duy nhất với 100% thời gian.
3. Nếu công việc xong trước khi Pomodoro kết thúc, bạn cần dùng thời gian còn lại để kiểm tra và tối ưu hóa công việc cho đến hết Pomodoro đó. Sau khi hoàn thành các công việc, bạn có thể xem lại thống kê hàng ngày, hàng tuần là mình đã làm được những việc gì và mất bao nhiêu thời gian. Từ đó, bạn có thể tự đánh giá năng suất, hiệu quả công việc của mình như thế nào để khắc phục và cải thiện hơn. Hãy cứ lặp đi lặp lại vòng tuần hoàn đó từ đầu ngày làm việc cho đến cuối ngày.
Bạn sẽ cảm thấy mình làm được nhiều việc hơn nhưng lại không hề cảm thấy chán hay mệt mỏi gì nữa.