08:20 ngày 16/04/2018
Đối với nhiều người bị trầm cảm, khó mà hình dung ra việc hẹn hò không có mặt “kẻ thứ ba”: tiếng nói thì thầm bên trong đưa ra đủ loại nhận xét tiêu cực.
Hẹn hò khi bị trầm cảm có thể khiến bạn nản lòng, nhưng tập trung tìm hiểu người kia và tâm sự với họ về những trải nghiệm tự hào của bạn có thể làm cho buổi hẹn hò trở nên tốt đẹp
Những người độc thân có nguy cơ trầm cảm cao hơn, căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 40% người trưởng thành ở Mỹ.
Nhưng các kết nối và hoạt động xã hội cũng đã được chứng minh là cải thiện các triệu chứng trầm cảm, và tỷ lệ tự tử và trầm cảm thấp hơn trong số những người có đôi có lứa.
Dù bạn đang vật lộn với hay vừa mới thoát khỏi bệnh trầm cảm, không có lý do gì bạn không thể hẹn hò thành công, nhưng bạn cần vũ trang đầy đủ và sẵn sàng, và dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia để bạn thành công.
1. Biết mình ở đâu và mình muốn gì
Trầm cảm hầu như không phải là một trải nghiệm đồng nhất, bất cứ người nào v]ơngs phải căn bệnh này đều sẽ xác nhận như vậy.
Sẽ có một số ngày tốt hơn những ngày khác, một số triệu chứng suy nhược hơn, và một số hoạt động gặp nhiều thách thức hơn.
BS. Shannon Kolakowski, tác giả cuốn sách "Khi trầm cảm làm hại mối quan hệ của bạn", cho biết điều đầu tiên bạn tự hỏi mình là bạn đang ở đâu.
"Khi xem xét việc sẵn sàng hẹn hò khi bị trầm cảm, hãy đánh giá xem đó là trầm cảm nhẹ, trung bình hay nặng", bà nói.
Nếu bạn đang phải vật lộn với ý nghĩ tự tử, cảm giác tuyệt vọng hoặc hoàn toàn kiệt sức, thì việc hẹn hò có thể phải đợi đến khi các triệu chứng giảm đi và ổn định hơn".
Nhưng đối với nhiều người, trầm cảm là một phần của cuộc sống hàng ngày chứ không phải là một rào cản hoàn toàn.
"Hẹn hò là một bước tiến lớn, nhưng nó cần có lý do chính đáng, không phải vì mọi người ép buộc bạn, mà bởi vì bạn thực sự sẵn sàng".
Hãy xem bạn đang tìm kiếm một mối quan hệ nghiêm túc hay chỉ là thử một mối guan hệ xã giao. Không có câu trả lời sai – nhưng thông tin là sức mạnh.
Nếu bạn đã trả lời “có” với câu hỏi “bạn đã sẵn sàng hẹn hò chưa” thì đấy là dấu hiệu thực sự tốt cho thấy bạn muốn hẹn hò và đã sẵn sàng kết nối với người khác.
Hãy lắng nghe bản năng đó để tiếp cận và hy vọng về những khả năng trong tương lai.
2. Dù là đi dạo trong công viên hay một tối xem phim, hãy lập kế hoạch cho cuộc chơi để bạn cảm thấy thoải mái
Một buổi hẹn hò tốt cho bất cứ ai thường bao gồm chia sẻ một hoạt động vui vẻ nào đó, và điều này đặc biệt quan trọng đối với một người đang bị trầm cảm.
Hãy lên kế hoạch cho một điều gì đó vui cho bạn bất kể đó là gì. Nếu bạn cảm thấy tiêu cực về buổi hẹn hò, thì việc đoán trước cuộc vui sẽ giúp ích cho tâm trạng của bạn.
Hoạt động này nên là bất cứ điều gì phù hợp với bạn: đi dạo trong công viên, ăn tối, xem phim…. Điều quan trọng là hoạt động đó phải là thứ bạn muốn làm, và cảm thấy thoải mái.
3. Huy động mạng lưới hỗ trợ của bạn và thực hành một số kịch bản hẹn hò
Sự hồi hộp trước buổi hẹn đầu tiên là bình thường đối với mọi người, nhưng nếu trầm cảm là một phần của cuộc sống của bạn thì cần biết rằng bạn có thể dễ bị tổn thương hơn trước những khó khăn có thể xảy đến với việc hẹn hò và muốn có sẵn một hệ thống hỗ trợ.
Nói chuyện với bạn bè và gia đình trước buổi hẹn và sắp xếp thời gian để liên lạc với họ sau đó "để bạn không xây dựng cả thế giới xoay quanh buổi hẹn hò – mà chúng ta biết có thể tốt hoặc tệ" sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng, thậm chí điều trị trầm cảm.
Một phần tạo nên sự phấn khích của hẹn hò là khía cạnh bất định của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể tập dượt trước một vài buổi với người bạn thân tín trước khi lên đường tới cuộc hẹn.
Bbạn có thể rà soát những kịch bản [có thể xảy ra trong buổi hẹn], tập dượt những kiểu câu hỏi mà mọi người sẽ hỏi bạn và tập cách đối phó với “x, y và z".
Bằng cách này, bạn có thể cảm thấy khi nào các câu trả lời của mình bắt đầu nghiêng về phía tiêu cực, và tập gọi ra những câu trả lời tích cực hơn – sẽ làm cho bạn hấp dẫn hơn và, quan trọng hơn, là giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
Trầm cảm thường khiến bạn cảm thấy mất hy vọng, vì vậy hãy nghĩ lại những thành công của bạn, ví dụ vị trí thực tập mà bạn đạt được sau khi tốt nghiệp, hay cách bạn nỗ lực và đạt được nó bất chấp khó khăn.
Khi hẹn hò, bạn sẽ không muốn dẫn dắt những điều tiêu cực về bản thân, bởi vì đó cũng là những gì bạn sẽ truyền tải cho người khác, vì vậy hãy tự hào về những thành công của bạn, răng bạn là ai và bạn mang lại cho người khác điều gì.
4. Thực hiện một số bước chuẩn bị cho buổi hẹn hò như đến phòng tập thể dục hoặc viết nhật ký
Bạn có thể có một nghi thức mỗi khi đi ra ngoài – dù là với bạn bè hay hẹn hò – nhưng khi đối phó với trầm cảm, điều quan trọng là phải bao gồm các yếu tố bên cạnh hai lần xịt nước hoa hoặc kẻ đường viền kiểu mắt mèo yêu thích.
Hãy dành chút thời gian vào ngày hẹn hò để làm những việc phản chiếu và "nuôi dưỡng bạn.
Điều này thực sự giống như một cách điều trị, dành thời gian chăm sóc bản thân, nói về mọi chuyện và cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
Các chuyên gia khuyên nên ghi nhật ký hoặc tập thể dục, hai cách khác nhau kết nối chính bạn với những thế mạnh của bạn.
Mọi người phản ánh theo những cách khác nhau; có thể là tụ tập với bạn bè và gia đình hoặc cái gì khác, nhưng điều quan trọng là nó khiến cảm thấy tốt về bản thân mình.
5. Hãy nắm quyền trong cuộc trò chuyện chứ đừng để bệnh trầm cảm chỉ huy
Trầm cảm, bởi bản chất của nó, có thể làm cho mọi người trở nên hướng nội.
Điều này có thể nhanh chóng biến thành "sự tập trung thái quá vào bản thân”, vì nếu bạn bị trầm cảm, bạn sẽ có xu hướng hướng nội hơn.
Tất cả điều đó có thể chi phối cuộc trò chuyện, nhưng hẹn hò thực sự là một cơ hội để thoát khỏi những mối bận tâm của chính bạn.
Bạn muốn đến buổi hẹn với tam thế "tôi có thể học hỏi được gì về người này".
Tiếp cận họ, nghĩ về những suy nghĩ và cảm xúc ở đó và … thậm chí nếu buổi hẹn hò không đi theo cách mà bạn muốn, bạn cũng có thể học hỏi được điều gì đó, kết bạn, hoặc hiểu thêm về bản thân và những gì bạn không mong đợi.
Thật không may, sự kỳ thị gắn liền với trầm cảm vẫn còn tồn tại.
Trầm cảm là phổ biến và không phải là điều gì đó đáng xấu hổ, nhưng bộc lộ một phần của bản thân mình quá sớm khi tìm hiểu về người khác có thể khiến bạn dễ bị tổn thương.
Nói về trầm cảm là “tự bộc bạch và cần đúng thời điểm. Những ngày hẹn hò đầu tiên không cần phải bao gồm một đề tài nặng nề.
Nếu điều đó đến một cách tự nhiên thì không sao, nhưng phần lớn chúng ta chờ tới khi thực sự biết rõ ai đó thì mới chia sẻ những phần sâu kín nhất của mình, và điều đó luôn đúng, dù có trầm cảm hay không.
Thay vào đó, khi những ý nghĩ căm ghét bản thân bắt đầu trỗi dậy, hãy cố gắng vượt qua điều đó bằng sự thừa nhận rằng mọi người, kể cả bạn, đều có những điều thú vị trong cuộc sống của họ, trước kia và hiện nay.
6. Hãy nhớ: Từ chối là một phần của hẹn hò, chứ không phải là hậu quả của việc bạn là ai
Nếu bạn đang phải chiến đấu với trầm cảm, thì cần biết rằng từ chối không phải vì bạn là một người khủng khiếp, nó xảy ra với tất cả mọi người trong hẹn hò. Nó có thể là một thực thể trong tính cách của họ.
Bí quyết là xem hẹn hò như một việc “hãy làm” chứ không phải là “đừng làm”.
Điều quan trọng là, thay vì tiếp cận việc hẹn hò trên cơ sở của sự sợ hãi, bạn hãy thể hiện mình tốt nhất, không sợ mình là tốt nhất và tập trung vào những điều bạn muốn chia sẻ, chứ không phải vào sự sợ hãi phải làm hay nói những điều tồi tệ.
Cẩm Tú
Theo DM
Mời bạn đến tại:
VP Bất Động Sản Hiếu – Dung.
Đ/C: 5A Nguyễn Văn Lượng, P. 16, quận Gò Vấp,
Hotline: 0937 780 391 – 098 543 38 38
Trang Website xem sản phẩm
http://www.diaocthoidai.com.
Nhận Ký Gửi – Mua Bán – Cho Thuê – Ngân Hàng – Hồ Sơ Thủ Tục Pháp Lý…
Mail: diaocthoidai@gmail.com