HÀNH TRÌNH ĐÃ QUA NĂM 2018/12/13:
Hành Trình 347 ngày 13/12/2018 – 365 ngày:
Đời trước thiếu nợ, đời này gặp nhau![......]
Vì sao trên mâm cơm đồ ăn không nên bày 3, đũa không thành 5, ngồi không thành 6?
Con người có giáo dưỡng hay không đôi khi lại thể hiện ra từ những điều nhỏ nhặt, đặc biệt là ở các nước phương Đông thì nghi thức khi ăn uống luôn rất được xem trọng.
Không có quy củ thì sao làm thành được tiêu chuẩn? Cổ nhân dựa vào kinh nghiệm sống phong phú và những thể ngộ về nhân sinh, tổng kết ra rất nhiều điều đáng suy ngẫm, những câu cách ngôn, tục ngữ với ngụ ý sâu xa.
Những câu như: “Giàu không ở nhà lớn, nghèo không đi đường xa”, “Câu cá nghèo ba năm, chơi chim hủy một đời”, “Sáng không nói mộng, chiều không chải đầu”, “Trước không trồng cây dâu, sau không trồng cây liễu”, “Không uống rượu giờ Mão, không đánh vợ giờ Dậu”… Mỗi một câu đều là kết tinh trí tuệ của cổ nhân.
Mọi người có thể đã từng nghe qua câu tục ngữ “Đồ ăn không bày 3, đũa không thành 5, ngồi không thành 6”, vậy hàm nghĩa thực sự trong những lời này là gì?
Đồ ăn không bày 3
Ý tứ của những lời này là khi mời người khác ăn cơm, không nên dọn đồ ăn ra 3 mâm. Vì sao lại vậy?
Thứ nhất đây là văn hóa tế tự đã được lưu truyền từ trước kia. Nghi thức tế tự từ thời xưa, bình thường đều là bày đồ ăn ra 3 mâm, cái này cũng gọi là văn hóa tam tục.
Nếu như chiêu đãi khách mà bày đồ ăn ra 3 mâm, khó tránh khỏi tạo cảm giác cho người khác là mình đang bị tế tự, cái này giống như là người ta cầm 3 nén hương cắm ở trước mặt mình vậy, là việc mà không ai có thể chấp nhận được.
Lại nói đến ngụ ý từ việc đọc đồng âm. Cổ nhân rất thích những từ đồng âm mang lại ý nghĩa may mắn, nhưng ‘Tam – ba’ cùng ‘Tán – tản ra’ là đồng âm, dường như là chỉ yến tiệc tan rã trong buồn bã, có ý tứ là giải tán lập tức. Đang muốn cùng thân bằng hảo hữu sum họp quây quần mà lại làm ra thứ có ngụ ý ly tán thì quả là không nên.
Cuối cùng thì đó là phong tục tập quán. Cách ngôn có nói: “Ba mâm chiêu đãi rùa, tám mâm chiêu đãi ba ba”, nếu như trên bàn ăn cơm chỉ bày ba mâm, khó tránh khỏi tạo cho người khác cảm giác quá keo kiệt, có ý thất lễ.
Đũa không thành 5
Đây cũng không phải có ý là yến tiệc không được chuẩn bị năm đôi đũa, mà là chỉ đũa dài ngắn phải đồng đều. Tại sao lại như vậy?
Đầu tiên nó thể hiện là đãi khách rất không công bằng. Trong mắt của cổ nhân, tuy khách mời có phân ra lớn nhỏ, nhưng đã ngồi chung bàn ăn cơm, thì bát đũa và các loại đồ ăn nhất định phải giống nhau, tiêu chuẩn phải thống nhất, nếu không sẽ dễ để cho khách mời cảm giác bị phân biệt đối xử, từ đó sinh lòng bất mãn.
Lại nói đến điềm xấu, bởi vì nếu chiếc đũa dài ngắn không đều nhau, làm cho người khác có cảm giác không được tôn trọng, khó tránh khỏi sẽ liên tưởng đến “chuyện không may”, đây là một điều kiêng kỵ rất nghiêm trọng, báo trước tai họa sẽ đến.
Hơn nữa, bởi vì đũa đều phải có một đôi mới sử dụng được, nếu như làm thành số lẻ thì không phải là lấy dư, mà là chuẩn bị chưa đầy đủ, thể hiện ra là xếp đặt mọi thứ chưa được hoàn hảo, có chỗ thiếu sót.
Đồng thời lúc sử dụng đũa, cũng chú ý không dùng đũa để gõ chén, lại càng không nên cắm ở trên bát cơm.
Ngồi không thành 6
Lời này có ý là không muốn 6 người ngồi chung một bàn ăn cơm. Điều này có ý gì?
Đầu tiên mà nói, nó có ngụ ý là không may mắn. Người xưa khi mời khách ăn cơm thì đều dùng bàn bát tiên hoặc là bàn tròn, nếu chỉ có 6 người ăn cơm, vậy thì sẽ giống như là con rùa đen với đầu đuôi và bốn cái chân, có ý mỉa mai rất sâu sắc.
Thêm nữa là lãng phí đồ ăn. Người xưa sắp đặt buổi tiệc, bàn bát tiên phù hợp để ngồi tám người, khách đến sẽ tự động ngồi cho đủ bàn, nếu như xuất hiện rất nhiều bàn ‘con rùa đen’, chính là thể hiện chỗ ngồi sắp xếp không được tốt.
Cho nên nếu như thực sự dư ra sáu người, cũng phải ngồi cho đầy ba mặt, không nên ngồi tạo thành hình con rùa đen, đây cũng là thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà!
Kỳ thực ngoại trừ những câu tục ngữ này, còn có một vài ước định đã thành quy củ, ví như trước hết mời bề trên ngồi, bề trên bắt đầu ăn cơm, thậm chí là ăn cơm xong rồi thì con cháu mới bắt đầu ăn, cũng đều là những tập tục lưu truyền từ thời xưa, đều là để nhắc nhở chúng ta phải kính trọng bề trên.
Đáng tiếc là xã hội ngày nay đã thay đổi quá nhiều, rất nhiều lễ nghi đã bị đánh mất, tinh thần cũng bị xói mòn theo, thiếu câu thúc hành vi làm cho suy nghĩ cũng không được chính đáng, dễ hiểu tại sao đạo đức xã hội lại tụt dốc nhanh đến thế!
Chân Chân biên dịch
Comment on “#347 Hành Trình ngày 13/12/2019 – 365 ngày: Vì sao trên mâm cơm đồ ăn không nên bày 3, đũa không thành 5, ngồi không thành 6?”