Kỹ năng lắng nghe tích cực mà bạn cần áp dụng
1. Lắng nghe chủ động và tập trung
Khi lắng nghe bạn hãy tập trung hết mức và nếu có thể hãy tạm dừng những công việc khác để tập trung vào câu chuyện của người nói. Mắt và người hướng về phía người nói, sử dụng phi ngôn từ kèm ngôn từ như: gật đầu mỉm cười; biểu đạt cảm xúc qua gương mặt để thể hiện lắng nghe; dạ; vâng; ồ; à, nhắc lại nội dung… để khuyến khích người nói chuyện. Điều này sẽ khiến cho người nói vô cùng hào hứng bởi họ biết là bạn đang lắng nghe họ 1 cách tập trung.
Khi nói chuyện với khách hàng, những điều này khiến cho khách hàng vô cùng hài lòng, họ sẽ đánh giá bạn là người có trách nhiệm với khách hàng và không ngại ngần mà ký hợp đồng với bạn.
2. Lắng nghe tích cực
Khi lắng nghe hãy nghe 2 chiều của một vấn đề, nó sẽ giúp bạn thẩm định những thông tin bạn vừa nghe được và có những lời nói, ứng xử sao cho phù hợp. Nhiều người nhận xét về người khác thường chỉ biết nói điểm xấu, đây là điều tối kị trong giao tiếp khi phê bình, bình luận về một chủ đề nào đó. Việc bạn chỉ biết lắng nghe điểm xấu đồng nghĩa với việc bạn đưa cuộc giao tiếp thành một trận đấu nảy lửa.
3. Kỹ năng đặt câu hỏi mở
Đừng chỉ biết lắng nghe thôi mà bạn cần phải đặt những câu hỏi cho người nói. Khi bạn đặt câu hỏi có nghĩa là bạn quan tâm đến vấn đề đang nói, bạn muốn tìm hiểu sâu hơn. Điều này khiến cho người nói cảm giác được tôn trọng và thích thú bởi có người quan tâm đến câu chuyện mình đang nói. Bên cạnh đó, đặt câu hỏi cũng chính là hình thức mà bạn thẩm định thông tin xem có chính xác hay không.
Hãy nhớ các câu hỏi luôn là điều cần thiết trong mỗi cuộc hội thoại. Nếu giao tiếp qua điện thoại thì sẽ rất cần thiết cho kỹ năng nghe và trả lời điện thoại 1 cách chuyên nghiệp nhất.
4. Một số lưu ý nên tránh trong khi lắng nghe
Khi lắng nghe tất nhiên điều cần làm là im lặng tuy nhiên bạn đừng quá im lặng mà hãy có những hành động để hưởng ứng với những gì người nói đang truyền đạt.
Mắt nhìn đi nơi khác; khoanh tay gãi đầu; gãi mũi; đưa tay lên mặt… những hình ảnh phi ngôn từ này sẽ làm bạn mất điểm với người đối diện. Lắng nghe chính là điều mà bạn nên phản hồi để thông tin mang tính chất 2 chiều.
Kết luận:
Lắng nghe là một trong những hành vi bình thường nhưng lại không hề bình thường chút nào. Rất ít người biết cách lắng nghe khéo léo. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng sống quan trọng giúp bạn dễ dàng thành công trong công việc và đời sống. Hãy thử chú ý và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng lắng nghe của mình, từ đó, tìm cách điều chỉnh bản thân sao cho tốt nhất. Chỉ cần hoàn thiện kỹ năng lắng nghe tích cực, chúng tôi tin bạn sẽ cải thiện rất nhiều mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn đấy!