Con người chúng ta là một trong những sinh vật còn tồn tại nhiều bí ẩn nhất trên Trái Đất. Có nhiều điều kỳ lạ, thú vị về cơ thể, bộ não, tâm lý của chính mình mà dù phát triển rất nhiều nhưng con người với hiểu biết khoa học cũng chỉ có thể giải thích được một phần nào đó mà thôi. Hãy cùng khám phá 13 bí ẩn tâm lý trong mỗi con người, mà khi đọc xong bạn sẽ cảm thấy cực kỳ thú vị, hữu ích.
1. Chúng ta chỉ có thể nhớ 3-4 việc cùng một lúc
Có một khái niệm trong tâm lý học gọi là ‘Số bảy ma thuật, cộng hoặc trừ hai’, theo đó một cá nhân không thể cùng một lúc lưu giữ nhiều hơn 5-9 mẩu thông tin trong đầu. Một số lượng lớn các thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn của con người chỉ 20-30 giây và sau đó biến mất, trừ khi chúng ta lặp lại nhiều lần và học thuộc. Mặc dù đa số chúng ta có thể nhớ khoảng bảy con số trong một thời gian ngắn nhưng vô cùng khó khăn để nhớ mười hoặc hơn thế. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng hầu hết mọi người đều chỉ giữ khoảng 3-4 mẩu thông tin trong đầu của họ tại một thời điểm. Một ví dụ điển hình cho điều này như sau: khi bạn đã cố gắng để ghi nhớ một số điện thoại nào đó gồm 10 hay 11 số, bạn thường chia nhỏ số điện thoại ra để ghi nhớ từ từ chứ không thể nào thuộc một loạt 10 hay 11 số liên tục.
3. Chúng ta khó khăn để cảm nhận hoàn hảo sự kết hợp giữa màu đỏ và màu xanh
Mặc dù sự kết hợp này được sử dụng trong một lượng lớn các lá cờ của nhiều quốc gia nhưng con người cảm thấy khó khăn khi quan sát hai màu này khi chúng được đặt cạnh nhau. Điều này xảy ra vì những hiệu ứng thị giác được gọi là chromostereopsis. Do đó, nếu nhìn chằm chằm vào sự kết hợp màu sắc (màu đỏ và màu xanh, màu đỏ và màu xanh lá cây) có thể gây kích ứng và hoa mắt.
4. Chúng ta chỉ có thể tập trung cao độ vào điều gì đó khoảng 10 phút
Ngay cả khi bạn đang ở một cuộc họp hoặc đang học, bạn quan tâm đến chủ đề này và các diễn giả thể hiện nó một cách hấp dẫn, nhưng bạn chỉ có thể tập trung vào những gì đang diễn ra rất tốt trong 7 -10 phút. Sau thời điểm này, sự chú ý của bạn bắt đầu giảm và bạn thực sự cần phải nghỉ ngơi để bộ não làm việc hiệu quả trở lại.
5. Khả năng trì hoãn sự hài lòng xuất hiện trong thời thơ ấu
Khả năng trì hoãn sự hài lòng – đó là kiểm soát cơn bốc đồng – có thể là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần học để có một cuộc sống thành công và thỏa mãn. Năm 1970, nhà tâm lý học nổi tiếng Walter Mischel đã đặt một cái bánh trước một nhóm trẻ em và cho chúng một sự lựa chọn : chúng có thể ăn cái bánh ngay lập tức hoặc chúng có thể đợi khoảng 15 phút sau mới ăn và được thưởng thêm một cái bánh thứ hai. Tuy nhiên, nếu chúng không thể đợi thì chúng chỉ được phép ăn một cái bánh. Không ngạc nhiên,khi ông rời khỏi phòng, nhiều đứa trẻ ăn cái bánh ngay lập tức. Một số trẻ khác đã kháng cự được việc ăn cái bánh đầu tiên đủ lâu để nhận được thêm cái bánh thứ hai. Mischel gọi những đứa trẻ đó là trẻ có sự trì hoãn ( sự hài lòng ) cao ( high-delay children ). Điều thú vị là những trẻ có khả năng trì hoãn sự hài lòng tốt thì học tập tốt hơn ở trường và ít có những vấn đề về hành vi hơn những trẻ chỉ có thể kháng cự ham muốn ăn bánh trong một vài phút – và có điểm trung bình SAT cao hơn 210 điểm. Khi trưởng thành, những trẻ có sự trì hoãn cao hoàn thành bậc đại học với tỷ lệ cao hơn những trẻ khác và có thu nhập cao hơn. Ngược lại, những trẻ khó khăn trong sự trì hoãn hài lòng nhất thì có tỷ lệ ở tù cao hơn khi trưởng thành và có nhiều khả năng gặp vấn đề nghiện rượu, ma tuý. Câu hỏi là, làm thế nào chúng ta học được nó ? Nếu bạn có thể dịch chuyển thành công sự chú ý sang một nơi khác cho đến khi sự cám dỗ bị chuyển khỏi môi trường của bạn hoặc bạn chuyển bản thân ra khỏi môi trường của nó, bạn sẽ làm giảm sự bốc đồng của mình nhiều hơn so với hầu hết những cách thức can thiệp khác mà bạn có thể thử.
6. Chúng ta dành ít nhất 30% thời gian mơ mộng
Bạn có thường mơ mộng không? Câu trả lời là có, theo nhà tâm lý học, tất cả chúng ta đều thích mơ mộng, và dành ít nhất 30% thời gian để mơ mộng. Bạn nghĩ nó không có lợi ư? Sai rồi. Nghiên cứu cho thấy những người mơ mộng thường sáng tạo hơn và có khả năng tốt hơn để giải quyết vấn đề khác nhau tốt hơn.
7. Chúng ta mất khoảng 66 ngày để hình thành một thói quen
Khi chúng ta muốn phát triển 1 thói quen, ví dụ như ăn trái cây hằng ngày hoặc đi bộ 10 phút hằng ngày, nó có thể phải mất hơn 2 tháng lặp đi lặp lại hành động đó trước khi hành động đó trở thành 1 thói quen.
Dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bỏ qua 1 ngày không thực hiện hành động thì nó cũng không làm tổn hại đến kết quả lâu dài, nhưng những gì lặp đi lặp lại thời gian đầu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc tự động hóa của hành vi.
Và không may là không có kiểu thay đổi nhanh chóng, chỉ cần 21 ngày để hình thành nên 1 thói quen mới, trừ khi bạn chỉ có 1 mục tiêu duy nhất trong cuộc sống là uống nhiều nước mỗi ngày.
8. Chúng ta thích dự đoán các sự kiện trong tương lai
Chúng ta không giỏi dự đoán tương lai. Nhưng chúng ta làm điều đó rất thường xuyên, và tỏ ra tin tưởng vào những điều bản thân mình dự đoán dù dự đoán đó là tích cực hay tiêu cực. Nghiên cứu cho thấy rằng những người thường tin vào một điều tích cực trong tương lai sẽ khiến họ hạnh phúc hơn những người luôn có suy nghĩ tiêu cực, tưởng tượng những điều tồi tệ nhất sẽ đến với mình.
9. Chúng ta thường đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh chứ ít khi nhận lỗi về mình
Khi bạn phải chờ đợi ai đó trong một cuộc họp quan trọng và họ tới trễ thì bạn liền vu cho họ thiếu trách nhiệm và vô tổ chức.Nhưng tại thời điểm khác khi bạn là người đến muộn, bạn thường đổ lỗi cho hoàn cảnh (ùn tắc giao thông) chứ ít khi nhận lỗi về mình. Trong tâm lí học gọi đó là lý thuyết quy kết (attribution theory).
10. Số lượng bạn bè thực sự của chúng ta chỉ khoảng 50-150 người
Nếu bạn tự hào về việc có hàng ngàn bạn bè trên Facebook, nhưng trong thực tế số lượng bạn bè của bạn là ít hơn rất nhiều. Nhà tâm lý học và nhân chủng học cho rằng một người có thể duy trì tối đa khoảng 50 – 150 mối quan hệ chặt chẽ.
11. Chúng ta biết làm thế nào để làm những điều mà chúng ta đã từng làm trước đây
Hãy tưởng tượng rằng bạn không bao giờ nhìn thấy một chiếc iPad, nhưng ai đó đưa cho bạn một cái IPad và yêu cầu bạn đọc sách. Ngay cả trước khi bạn bật máy lên, bạn sẽ có những ý tưởng về những gì cuốn sách sẽ trông như thế nào trên màn hình, làm thế nào để sử dụng các chức năng iPad….Nói cách khác, bạn đã lên ý tưởng trong bộ não về việc đọc sách trên máy tính bảng, thậm chí khi bạn không bao giờ thực hiện nó thì những ý tưởng trong bộ não là một tập hợp đầy đủ các sự kiện, kinh nghiệm trong quá khứ và suy nghĩ trực quan của bạn.
12. Chúng ta hạnh phúc hơn khi chúng ta bận rộn với điều gì đó
Hãy tưởng tượng bạn đang ở sân bay và bạn cần phải đi lấy hành lý của bạn. Bạn mất khoảng 12 phút để đến các khu vực hành lý. Khi bạn thấy các băng tải, bạn lấy va li của bạn ngay lập tức. Bây giờ tưởng tượng một sự khác nhau của cùng sự kiện đi lấy hành lý: bạn phải mất hai phút để đến khu vực hành lý, và bạn sẽ chỉ phải chờ đợi lấy va li của bạn trong mười phút.
Mặc dù trong cả hai trường hợp toàn bộ quá trình đều diễn ra trong 12 phút thời gian của bạn, nhưng chắc rằng bạn rất khó chịu khi gặp phải trường hợp thứ hai. Mặc dù trường hợp thứ hai có thể giúp bạn tiết kiệm năng lượng, nhưng việc chờ đợi những 10 phút khiến bạn cảm thấy mất kiên nhẫn và không hạnh phúc.
13. Những kỷ niệm của chúng ta luôn thay đổi mỗi khi chúng ta nhớ lại
Chúng ta thường nhận thấy rằng những kỷ niệm của chúng ta như là một bộ phim luôn tua lại trong đầu chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng bộ não ta đang giữ gìn kỉ niệm hoàn hảo như là một video clip trên máy tính, để xem một lần nữa. Nhưng trên thực tế rất khác, mỗi lần bạn quay trở lại một sự kiện trong quá khứ trong tâm trí của bạn, bạn thay đổi những gì bạn nhớ, bởi vì các dây thần kinh trong não bộ của bạn được kích hoạt hơi khác nhau mỗi lần.
Theo ohay.tv