Những câu nói thông thường này tuy đơn giản nhưng lại chứa đựng những nội hàm sâu sắc về văn hóa truyền thống. Nhiều câu nói thông thường là kinh nghiệm sống của tiền nhân, thậm chí có thể nói là kết tinh trí tuệ của tổ tiên để lại.
Có rất nhiều câu nói về thuật biết người ở đời của tiền nhân, những câu nói này cũng là kinh nghiệm sống, đồng thời cũng có thể phản ánh hoàn cảnh sống lúc bấy giờ và thậm chí phản ánh thẩm mỹ của tổ tiên.
Dân gian có câu “Thân dài phò tá vua, chân dài bôn ba khắp chốn”, câu này có ý nghĩa gì?
Thực ra từ nghĩa đen của câu này có nghĩa là người có thân trên dài thường có sự nghiệp tốt, thực chất là nói đến việc sống tốt mà không phải lo kiếm sống; câu sau “chân dài bôn ba khắp chốn”. Người ta cho rằng, chân dài sẽ là một loại “tướng mạo kém”, hàng ngày chỉ có thể chạy đôn chạy đáo để kiếm sống.
Vậy tại sao tổ tiên lại nói như vậy? Tại sao cuộc sống tốt khi thân trên dài, nhưng lại không tốt khi thân dưới dài? Đây thực sự là một hiện thân thẩm mỹ của thời cổ đại.
Tất cả chúng ta đều đã nghe nói rằng ” song thủ quá tất” của Lưu Bị. Trong Tam Quốc Chí cũng ghi lại rằng “Lưu Bị) dài 7 thước 5 tấc (quy đổi ra là 1m65), chắp tay trên đầu gối”, hai tay rất dài … Làm thế nào để hai tay có thể vượt ra ngoài đầu gối? Không có số lượng bàn tay nào có thể vượt quá đầu gối, nhưng nếu chân ngắn và tay dài thì điều này hoàn toàn có thể.
Ngoài khả năng Lưu Bị thân dài, chân ngắn, sử sách ghi lại rằng Dương Kiên, vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tùy, cũng thân dài, chân ngắn. “Tùy thư” ghi rằng Dương Kiên “thân trên dài, dưới ngắn, thâm nghiêm”, tức là Dương Kiên thân trên dài, thân dưới ngắn, thâm trầm, uy nghiêm.
Ngoài ra, sử sách còn ghi chép rằng, Lưu Bị từng nhận xét về Tôn Quyền rằng ông ta “trường thượng đoản, hạ nan vi”, điều đó có nghĩa là Lưu Bị đã biết Tôn Quân từ lâu thân trên ngắn và cho rằng Tôn Quyền không phải là người có thể cai trị thiên hạ lâu năm.
Tăng Quốc Phiên đã từng nói rằng “ngũ đoản đa quý, lưỡng đại bất dương”. Năm dáng ngắn thường có cơ hội giàu sang, người có đôi chân dài quá mức thường không gặt hái được thành công.
Quan điểm của người xưa hoàn toàn trái ngược với quan điểm của người đương thời. Người xưa cho rằng “yêu trường thối đoản” – èo dài chân ngắn, nhưng bây giờ người ta chuộng chân dài hơn.
Sở dĩ người xưa có quan điểm như vậy thực ra có liên quan đến cách sống của người xưa. Thời xưa, tổ tiên đều ngồi quỳ, nên chỉ những người có thân trên dài và to sau khi ngồi xuống mới tỏ ra uy nghiêm, ngồi ở đâu cũng cao lớn hơn người khác.
Cũng có câu nói rằng người xưa tin rằng sở dĩ những vị hoàng đế và tướng quân đó có hoàn cảnh bất thường và có thể có của cải bất thường là do ngoại hình khác thường của họ. Dù là lịch sử chính thức hay lịch sử không chính thức, khi miêu tả về các vị hoàng đế và tướng quân đó, một số miêu tả cụ thể về họ sẽ khác với người thường.
Câu nói của cổ nhân rằng “Thân dài phò tá vua, chân dài bôn ba khắp chốn” thực ra chính là biểu hiện của quan niệm này của người xưa. Đến nay, quan niệm về tổ tiên không còn được mọi người thừa nhận, vì vậy câu nói này cũng không được nhiều người biết đến.
Nhưng phong tục dân gian vẫn có một sức sống vô cùng mạnh mẽ, dù mọi người không cho rằng câu nói này là đúng nhưng nó vẫn sẽ tồn tại. Ví dụ, chúng ta không tin rằng những người có dái tai lớn thực sự là biểu tượng của sự may mắn, nhưng khi bạn nhìn thấy những người có dái tai lớn, bạn thường nghĩ đến câu nói “dái tai lớn có phúc”.
Ví như Đức Phật có dái tai rất to và đây là biểu hiện của lòng nhân hậu, tâm linh và địa vị cao. Nếu bạn có dái tai đã dày lại lớn, sẽ cực kỳ may mắn. Bạn luôn biết tận hưởng cuộc sống và đường đời với bạn lúc nào cũng trơn tru. Khi bạn gặp rắc rối sẽ luôn có quý nhân phù trợ
Từ Thanh biên dịch