CUỐN SÁCH DẠY CON CHUYÊN CẦN HỌC TẬP, BỒI ĐẮP THIỆN LƯƠNG NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ Á ĐÔNG.
Nhiều người Việt Nam đã thuộc nằm lòng câu nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Đây cũng chính là câu mở đầu của bộ sách giáo dục trẻ em truyền thống “Tam tự kinh”, từng được ngợi ca và sử dụng rộng rãi ở các nước Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. “Tam tự kinh” chỉ có trên 1000 chữ nhưng bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý. Sách thích hợp với trẻ nhỏ nhờ hình thức thơ 3 chữ ngắn, đơn giản, có thể hát như đồng dao nghe rất vui tai.
Tiếp theo bộ kinh điển giáo dục trẻ em “Phép tắc người con” (Đệ tử quy), DKN hy vọng rằng bộ sách “Tam tự kinh” (chọn lọc) này sẽ giúp các em nhỏ và mỗi người chúng ta nuôi dưỡng bản tính thiện lương, tịnh hóa tâm hồn, tìm lại và nâng cao những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thời buổi đạo đức suy thoái hôm nay.
TAM TỰ KINH – BÀI 12
Rằng mừng giận, với thương sợ
Yêu ghét muốn, đủ thất tình.
Bầu đất da, gỗ đá kim
Tơ và trúc, đủ bát âm.
DIỄN GIẢI:
Vui, giận, buồn (thương), sợ, thích, ghét và muốn là 7 loại cảm xúc bẩm sinh của mỗi người, còn gọi là “thất tình”. Trung Quốc cổ đại dùng 8 loại vật liệu là: quả bầu, đất dính, da thuộc, gỗ mộc, ngọc thạch, kim loại, dây tơ, tre trúc để chế thành nhạc cụ, gọi là “bát âm”. Vật liệu chế tác khác nhau nên thanh âm phát ra cũng có đặc trưng riêng.
CÂU CHUYỆN THAM KHẢO:
HOÀNG ĐẾ VÀ ÂM NHẠC
Đối với người Trung Quốc cổ đại, âm nhạc là công cụ liên hệ với Trời và Thần. Âm nhạc không chỉ là để thưởng thức và giải trí, mà còn nhằm mục đích điều hòa lễ tiết thiêng liêng trong mối quan hệ với Trời đất.
Bài ca dao trên đã đi vào ký ức của bao người. Thời nhà Đường, Lý Thân cũng có bài thơ “Mẫn nông thi” với ý nghĩa tương tự. “Mẫn” là thương xót, “mẫn nông” chính là đồng tình, thương xót nông dân. Toàn bài thơ khắc hoạ chân dung người nông dân thời cổ đại mỗi ngày vác cuốc trên vai, dưới ánh mặt trời, cực nhọc chảy mồ hôi, trồng ra những hạt gạo mà chúng ta mỗi ngày ăn ba bữa. Bài thơ cảnh giác thế nhân rằng một hạt cơm hạt cháo có được không dễ, cho nên nhất định không được lãng phí. Vậy thì bát cơm thơm ngon ngào ngạt chúng ta ăn mỗi ngày là đến từ đâu? Liên quan đến nguồn gốc lúa nước, có một truyền thuyết rất thú vị.
Nhạc cụ Trung Quốc được phát minh từ rất sớm, trong “Thi Kinh” đã đề cập đến các loại nhạc cụ. Căn cứ ghi chép trong sách sử, Phục Hy tạo đàn sắt, Nữ Oa tạo tiêu, Linh Luân (nhạc quan thời đại Hoàng Đế) tạo chuông, Thần Nông tạo đàn cầm năm dây.
Phục Hy tạo đàn sắt, Nữ Oa tạo tiêu.
(Chụp màn hình video Youtube, nguồn: Chanhkien.org)
Hoàng Đế lệnh cho Linh Luân định ra nhạc luật, gồm 12 luật tức là 12 âm giai (một chuỗi âm xếp theo thứ tự cao thấp). Linh Luân ở núi Tây tìm thấy cây trúc có độ dày vừa phải, dùng thân trúc mà vót thành ống. Khi ông thổi vào ống trúc tự mình làm, đột nhiên có vài con phượng hoàng hạ xuống ở cái cây bên cạnh ông. Đầu tiên, con phượng hoàng trống xướng lên, âm lần thứ nhất của nó với thanh âm của Linh Luân thổi ống trúc là tương đồng. Tiếp đến, nó lại xướng ngũ âm, Linh Luân nhanh chóng gọt ra sáo trúc có thể phát ra ngũ âm. Con phượng hoàng mái xướng sáu âm, Linh Luân nhanh chóng gọt sáo trúc cho sáu âm này. Linh Luân đem 12 sáo trúc này xếp thành âm luật, thế là hình thành 12 luật. Để bảo tồn vĩnh cửu 12 âm, Hoàng Đế ra lệnh đúc 12 chuông đồng có thể biểu đạt chuẩn xác âm của sáo. Sau đó, tất cả các thang âm đều phải khớp với chuông đồng.
Hoàng Đế lệnh cho Linh Luân tạo nhạc cụ (Chụp màn hình video Youtube, nguồn: Chanhkien.org)
Ngoài việc lệnh cho Linh Luân chế tạo chuông, trong trận chiến với Xi Vưu, Hoàng Đế đã từng chế tác một chiếc trống trận đặc biệt có thể tự thân đánh trống để tăng cường quân uy. Trống này dùng da của quái thú sống ở Đông Hải gọi là Quỳ chế thành, dùi trống là khúc xương to nhất của thân thể Lôi Thần. Khi Hoàng Đế đánh chiếc trống đặc biệt này lên, âm thanh truyền ra ngoài 500 dặm, trời đất vì thế mà biến sắc.
Ngoài ra, Hoàng Đế khi hội họp quỷ Thần thiên hạ ở núi Thái Sơn cũng đã từng sáng tác bản nhạc “Thanh Giốc”. Khúc nhạc này khí lực vạn quân (rất nặng rất mạnh, 1 quân = 30 cân) làm “kinh Thiên địa, khóc quỷ Thần”. Đây thực sự là khúc nhạc của Thiên thượng, người bình thường không thể nghe. Sau khi đánh bại Xi Vưu, vì để chúc mừng thắng lợi, Hoàng Đế lại sáng tác một tập “Cương cổ khúc”, cũng là khúc nhạc khí thế phi phàm.