NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH :
Thay đổi là quy luật tự nhiên của cuộc sống.Bạn không thể thay đổi được quá khứ, nhưng bạn có thể làm hỏng hiện tại của bạn bằng cách lo lắng về tương lai.
————
Suy nghĩ của tôi tạo nên chất lượng cuộc đời tôi, tôi sẽ thay đổi cải thiện suy nghĩ chất lượng suy nghĩ của mình trong mọi tình huống. Tôi sẽ dễ dàng phát huy những phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong tôi.
Niềm tin nghĩa là tin tưởng vào những điều tốt.
Nỗi sợ hãi nghĩa là đặt sự tin tưởng vào những điều xấu.
Bạn thật sự muốn điều gì? Kết quả mà bạn mong muốn là gì? Nhiệm vụ của bạn là luôn bám vào những suy nghĩ về kết quả mình mong muốn, và cảm nhận về kết quả đó như thể nó đã xuất hiện ở đây, ngay bây giờ. Đó chính là nhiệm vụ của bạn. Việc điều đó sẽ xảy ra NHƯ THẾ NÀO là công việc của Vũ trụ. Có rất nhiều người mắc phải sai lầm tại điểm này và cố gắng tìm hiểu chi tiết xem việc nó sẽ xảy ra “như thế nào”.
Dưới đây là một ví dụ đơn giản. Có một người muốn đến học tại ngôi trường đại học với mức học phí đắt đỏ, và thế là họ cố gắng tìm hiểu xem mình cần làm như thể nào để có đủ tiền đi học. Nhưng kết quả họ nhắm đến là được học tại trường đó. Và người đó chỉ cần tập trung vào việc được đến học tại ngôi trường này – đây chính là nhiệm vụ của họ.
Hãy tập trung vào kết quả và cho phép Vũ trụ sử dụng vô vàn những cách thức của nó để khiến điều ấy trở thành sự thật.
Bởi vì mọi thứ vốn đã tồn tại sẵn trong thế giới tinh thần – tất cả những thứ bạn muốn cũng đã tồn tại – và sự thật là nó vẫn luôn luôn tồn tại bởi vì trong thế giới tinh thần không hề có khái niệm thời gian.
Đây có thể là một khái niệm khó hiểu đối với tâm trí vật lý giới hạn của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là bạn sẽ hiểu được rằng: nếu điều mình muốn vốn đã tồn tại, thì tại thời điểm bạn đưa yêu cầu, nó cũng sẽ được mang đến cho bạn.
Và tất cả những gì bạn cần làm để mang điều mình muốn từ thế giới tinh thần sang thế giới vật chất, đó là phát ra những xung động giống chính xác với xung động của thứ bạn muốn. Bạn không cần phải tạo ra điều mình muốn, bởi vì nó vốn đã tồn tại sẵn rồi.
Hãy TRỞ THÀNH một xung động tương thích với điều mà bạn muốn, và bạn sẽ mang điều đó vào thế giới vật chất thông qua bản thân mình.
Mọi tôn giáo trên hành tinh này điều nói rằng chúng ta phải có NIỀM TIN. Niềm tin là khi bạn không thể thấy được “bằng cách nào”, nhưng bạn biết chắc chắn rằng ngay khi bạn mơ ước, thì ước mơ ấy cũng sẽ được trao đến bạn. Và tất cả những gì bạn cần làm là thư giãn và cho phép Vũ trụ thu hút bạn đến với ước mơ của mình, cũng như thu hút ước mơ ấy đến với bạn.
“Hiện trạng của chúng ta – tất cả đều là kết quả những gì chúng ta đã nghĩ đến. … Nếu một người nói hoặc hành động với suy nghĩ tà ác, thì sự đau khổ sẽ theo bước anh ta. … Nếu một người nói hay hành động với suy nghĩ thuần khiết, thì hạnh phúc sẽ đi cùng anh ta, giống như một chiếc bóng không bao giờ rời khỏi chủ nhân.” ĐỨC PHẬT (khoảng năm 565 TCN đến năm 484 TCN)
Cách nhanh nhất để nhận lại là cho đi, bởi vì việc cho đi sẽ khởi động cho phản ứng tương hỗ với nó – đó là nhận lại. Tất cả chúng ta điều nhận lại dựa trên việc mình đã cho đi bao nhiêu. Hãy cho đi điều tốt đẹp nhất tại bất cứ đâu bạn đến. Cho đi một nụ cười. Cho đi lời cảm ơn. Cho đi sự tử tế. Cho đi tình yêu.
Và khi cho đi, hãy cho đi mà không hề kỳ vọng sẽ nhận lại được gì – cho đi chỉ vì bạn cảm nhận được niềm vui khi cho đi.
NHỮNG BÍ QUYẾT ĐỂ VƯỢT QUA “NỖI SỢ HÃI” TRONG BÁN HÀNG
Sự sợ hãi có lẽ là rào cản lớn nhất trên con đường đi đến thành công của mỗi người. Bước vào hành trình làm giàu, bạn bắt buộc phải vượt qua điều này thì mới đạt được mục tiêu.
Có thể nói “GỌI ĐIỆN CHO KHÁCH HÀNG LÀ NỖI SỢ HÃI” với nhiều người bán hàng! Và nỗi sợ hãi này có thể ngăn chặn 1 tài năng bán hàng tiềm ẩn trở thành một ngôi sao bán hàng.
Nhưng có tin tốt cho những người đang cảm thấy tổn thương, sợ hãi từ công việc bán hàng đó là: GỌI ĐIỆN BÁN HÀNG, TƯ VẤN BÁN HÀNG LÀ MỘT KỸ NĂNG CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC!
Và NHỮNG BÍ QUYẾT ĐỂ VƯỢT QUA “NỖI SỢ HÃI” TRONG BÁN HÀNG được chia sẻ dưới đây có thể biến một người bán hàng nhút nhát, thường xuyên bị nói “KHÔNG” trở thành một người bán hàng xuất sắc. Những điều bạn cần phải thực hiện là:
Định nghĩa lại khái niệm bán hàng của bạn
Thông thường, nỗi sợ bán hàng bắt nguồn từ việc họ xác định thế nào là bán hàng. Nhiều người xem bán hàng là một hành động chèo kéo, luôn ép mọi người mua hàng, nhưng điều này không đúng.
Hoàn toàn ngược lại, thực sự bán hàng nghĩa là giúp khách hàng tìm thấy những gì họ cần. Bên cạnh đó, bán hàng nghĩa là tư vấn cho khách hàng biết sản phẩm nào là sản phẩm tốt nhưng cũng phải trung thực nếu sản phẩm đó không đúng như đã nói.
Cuối cùng, cần tạo độ tin cậy của khách hàng. Người bán hàng nên làm cho khách hàng thấy thoái mái và an tâm khi mua sản phẩm đó.
Nhớ rằng, người mua hàng có hai kiểu hối tiếc là mua hàng nhưng sau đó không ưng và hối tiếc vì đã không mua. Công việc của người bán hàng là ngăn chặn hai kiểu hối tiếc trên.
Chuẩn bị thật kỹ
Lý do khiến rất nhiều người bán hàng qua điện thoại thất bại đó là họ không chuẩn bị kỹ nội dung cho những cuộc gọi của họ. Vì vậy, để thành công trong việc gọi điện bán hàng cũng như xóa tan nỗi sợ hãi trong việc gọi điện bán hàng thì việc quan trọng mà bạn cần làm đó là hãy chuẩn bị thật kỹ nội dung cho cuộc gọi của bạn giống như cách bạn chuẩn bị cho một bài thuyết trình quan trọng vậy.
Bạn cần phải biết chính xác những điều bạn muốn nói với khách hàng là gì? Bạn muốn thể hiện bản thân như thế nào? Bạn muốn giới thiệu về công ty mình ra sao? Bạn muốn khách hàng của bạn biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn theo cách nào?
Và một điểm cực kỳ quan trọng nữa đó là bạn cần phải có mục tiêu cho mỗi cuộc gọi điện của mình?
Bạn cần phải biết chính xác bạn muốn gì khi thực hiện cuộc gọi này?
Giả sử bạn muốn gặp gỡ khách hàng của bạn cuối tuần này, hay đầu tuần tới chẳng hạn thì bạn cần phải đưa nó vào trong cuộc hội thoại của mình với khách hàng.
Hoặc bạn hãy hỏi khách hàng của mình rằng: Liệu cuối tuần này hay tuần tới sẽ là thời điểm tốt cho chúng ta gặp nhau?
Để thành công trong công việc bán hàng bạn cần phải CHUẨN BỊ THẬT KỸ bởi vì khi bạn không chuẩn bị gì cả, có nghĩa là bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại.
Luyện tập liên tục
Bí quyết quan trọng tiếp theo đó là bạn cần phải dành thời gian để luyện tập việc gọi điện thoại cho khách hàng, bạn có thể thực hành một mình hoặc với một người đồng nghiệp của bạn.
Hãy luyện tập thật nhiều tình huống bán hàng, hãy suy nghĩ về những tình huông khách hàng kháng cự hoặc nói không với bạn và bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào, bạn cần phải luyện tập hoặc lên kế hoạch cho những tình huống như vậy.
Thông qua việc luyên tập liên tục, lặp đi lặp lại như vậy bạn sẽ cảm thấy ít lo lắng hơn về những cái bạn sẽ nói và những tình huống bạn cần xử lý và bạn có thể tập trung vào phản hồi của khách hàng. Bởi những phản hồi của khách hàng sẽ giúp bạn thực hiện các cuộc gọi sắp tới một cách tốt hơn.
Có một câu chuyện về một đại diện bán hàng cho một công ty: Người đại diện bán hàng này cảm thấy do dự và ngại khi phải luyện tập với một kịch bản được chuẩn bị sẵn trước khi gọi điện cho khách hàng. Vì anh ta nghĩ rằng anh ta sẽ đạt được kết quả tốt hơn bằng cách duy trì “sự tự do” và dùng cảm tính để xử lý những tình huống đột ngột.
Và sau một thời gian thì anh ta phát hiện ra rằng những kết quả mà anh ta gặt hái được không khớp với niềm tin của anh ta. Và sau đó anh ta bắt đầu chuẩn bị một kịch bản chi tiết và luyện tập đi luyện tập lại kịch bản đó, anh ta khám phá ra rằng nó thực sự khiến anh ta cảm thấy thải mái khi gọi điện thoại.
Bằng cách sử dụng kịch bản khi gọi điện thoại cho khách hàng, anh ta cảm thấy không phải lo lắng về những từ ngữ mà anh ta cần nói nữa, mà thay vào đó anh ta bắt đầu lắng nghe nhiều hơn những mối quan tâm sở thích của khách hàng của mình.
Và từ đó công việc của anh ta thuận lợi hơn, giúp anh ta đạt được những thành tích nhất định trong công việc bán hàng của mình.
Vì vậy, bí quyết tiếp theo đó là bạn cần phải chuẩn bị cho mình một kịch bản gồm nhiều tình huống có thể xảy ra trong quá trình gọi điện với khách hàng và hãy luyện tâp đi, luyện tập lại bí quyết đó, chắc chắn bạn sẽ thoải mái hơn và có thể tăng tốc trong sự nghiệp bán hàng của mình.
Bắt đầu từ những cuộc gọi dễ nhất
Bạn hãy bắt đầu gọi điện thoại cho những khách hàng ít quan trọng hơn trước vì khi gọi cho những đối tượng khách hàng bởi vì nó không tạo cho bạn quá nhiều áp lực trong việc gọi điện.
Một khi bạn đã cảm thấy thoải mái hơn, hãy bắt đầu gọi điện thoại cho những khách hàng quan trọng hơn.
Có một người bán hàng luôn cảm thấy sợ hãi khi phải bắt đầu gọi điện thoại cho những khách hàng tiềm năng của mình bởi vì cô sợ khách hàng cảm thấy bị làm phiền, giận giữ và đặc biệt cô cảm thấy sợ khách hàng tiềm năng sẽ không bao giờ nghe máy của cô nữa và cô sẽ mất khách hàng đó.
Cho nên cô luôn chần chừ trong việc gọi điện thoại cho những khách hàng tiềm năng mà khi cô càng chần chừ cô càng cảm thấy sợ hãi và lo lắng.
Vì vậy lời khuyên của một chuyên gia bán hàng dành cho cô đó là hãy bắt đầu gọi cho những khách hàng ít quan trọng trước. Và cô bắt đầu gọi điện cho những khách hàng đó, cô bắt đầu cảm thấy ngạc nhiên vui sướng khi phát hiện ra rằng có khá nhiều khách hàng khá sẵn sàng để tiếp chuyện với cô.
Và sau đó vị chuyên gia yêu cầu cô tiếp tục gọi điện cho những khách hàng trong danh sách “A” của cô, và cô cảm thấy mọi việc khá dễ dàng.
Vì vậy bí quyết ở đây đó là bạn hãy bắt đầu gọi điện thoại cho những khách hàng ít quan trọng hơn trước vì khi gọi cho những đối tượng khách hàng bởi vì nó không tạo cho bạn quá nhiều áp lực trong việc gọi điện.
Đánh giá sự phản hồi của khách hàng một cách thực tế
Đã bao giờ bạn gọi điện cho một khách hàng tiềm năng và bạn rất háo hức nhận được lời “đồng ý” từ khách hàng đó.
Tuy nhiện, người bắt máy lại không phải là khách hàng của bạn, mà là thư ký của cô ấy và người thư ký đó nói răng khách hàng của bạn: đang nghe điện thoai, đang bận, đang họp, đang đi ra ngoài một chút…
Thì điều đó không có nghĩa là: KHÁCH HÀNG CỦA TÔI BIẾT TÔI GỌI CHO HỌ VÀ TÌM CÁCH ĐỂ LẨN TRỐN TÔI
“KHÔNG PHẢI NHƯ THẾ”
Đó chỉ là những suy nghĩ và phán đoán mơ hồ thiếu thực tế của bạn, và đừng để những suy nghĩ như thế khiến cho bạn cảm thấy nản lòng. Đừng bao giờ gắn suy nghĩ tiêu cực cho những tình huống như vậy.
Bởi vì hoàn toàn có thể: đang nghe điện thoai thật, đang bận thật, đang họp thật, đang đi ra ngoài một chút thật…
Và việc của bạn đó là hãy nói với người nghe điện thoại hoặc thư kí của bạn là bạn sẽ gọi lại sau và hãy chuyển sang cuộc gọi tiếp theo với một tâm lý thoải mái bởi vì chỉ có tâm lý thoải mái mới giúp bạn đạt được những kết quả tuyệt vời. Nếu như đầu dây bên kia không có ai nghe máy thì bạn có thể để lại một lời nhắn.
Hãy nhớ: Khách hàng của bạn cũng có những công việc riêng của họ và đôi khi họ cũng bận – hãy gọi lại cho họ.
Tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát
Bạn hãy lưu ý một điều quan trọng: Nếu một kháng hàng nào đó nói “không” với bạn thì có nghĩa điều đó không thuộc tầm kiểm soát của bạn.
Nhưng điều nằm trong tầm kiểm soát của bạn đó là tiếp tục gọi những cuộc gọi tiếp theo một cách tập trung hơn (tiếp theo, tiếp theo nữa…).
Hãy suy nghĩ những khách hàng từ chối bạn là những người đã chia sẻ với bạn những bài học để bạn có thể thực hiện những cuộc gọi tiếp theo một cách tốt nhất, là những người giúp bạn cải thiện phương pháp bán hàng của mình.
Bắt đầu gọi những cuộc gọi bạn cảm thấy sợ hãi bằng một tâm thế tự tin nhất
Những người làm công việc bán hàng qua điện thoại thường đối diện với rất nhiều những nỗi sợ hãi trong tâm trí. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu của các chuyên gia bán hàng hàng đầu thì những người bán hàng qua điện thoại đang tạo ra “nỗi sợ trong tâm trí quá lớn so với thực tế”. Có nghĩa là bản chất của việc gọi điện thoại đến một khách hàng “lạnh” không quá đáng sợ nhưng những người bán hàng lại vẽ ra trong tâm trí mình những hình ảnh khiến cho họ sợ hãi công việc bán hàng qua điện thoại.
Vậy bí quyết để vượt qua nỗi sợ hãi là gì?
Bí quyết rất đơn giản đó là bạn hãy GỌI NHỮNG CUỘC GỌI BẠN CẢM THẤY SỢ HÃI. Tất nhiên lúc nào cũng thế, ở những cuộc gọi đầu tiên bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, nhưng việc của bạn là cứ tiếp tục gọi điện, tiêp tục gọi những cuộc gọi tiếp theo dù khách hàng có không nghe máy chăng nữa, hoặc họ có từ chối bạn chăng nữa…cứ “liên tục” như thế với những khách hàng lạnh việc gọi điện thoại sẽ trở nên dễ dàng và bạn sẽ không cảm thấy sợ hãi nữa.
Bí quyết cốt yếu đó là: BẠN HÃY VƯỢT QUA NỐI SỢ HÃI BẰNG VIỆC ĐỐI MẶT VỚI THỨ MÀ BẠN SỢ NHẤT.
Hầu hết những người bán hàng xuất sắc nhất đều sử dụng bí quyết này, nếu bạn đã có một số kinh nghiệm nhất định trong công việc bạn sẽ thấy bí quyết này hoàn toàn đúng đắn. Hãy nhớ lại một số lần bạn cảm thấy sợ hãi vào đầu ngày làm việc, sau đó bạn gọi một vài cuộc gọi và bạn cảm thấy nỗi sợ hãi ít dần và bạn cảm thấy tự tin hơn. Bởi vì lúc đó bạn đã áp dụng bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi một cách vô tình đó là GỌI NHỮNG CUỘC GỌI BẠN CẢM THẤY SỢ HÃI
Hãy vui lên
Hãy luôn nhớ rằng việc gọi điện bán hàng không phải là sống hay chết – đó chỉ là những cuộc gọi lạnh.
Việc một khách hàng nào đó từ chối bạn không hề “giết chết bạn” hay “phá vỡ sự nghiệp của bạn” vì vậy bạn cần phải VUI LÊN!
Để phục vụ những khách hàng tiếp theo một cách tố nhất.
Số phận của thế giới không hề phụ thuộc vào chiếc điện thoại của bạn.
Bạn không hề hủy hoại công ty của bạn, hay cuộc đời bạn khi khách hàng nói “KHÔNG”.
Hãy bỏ qua những khách hàng đó, trở nên sáng tạo hơn, có nhiều niềm vui hơn, chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm được rất nhiều phản hồi “ĐỒNG Ý” tiếp theo.
Vì vậy, bạn của tôi HÃY VUI LÊN!
BÀI 2:
Làm chủ cảm xúc khi thuyết trình trước đám đông
Sự thiếu tự tin khi đứng trước đám đông, căng thẳng quá mức khiến bạn “bị run, sợ khi đứng trước đám đông” Có thể do bạn chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, tự ti về ngoại hình của mình, sợ thất bại, sợ bị chỉ trích, sợ người khác xem thường mình, sợ thua kém, và có cả những nỗi sợ không có nguyên nhân, Chính những nỗi sợ trên đã làm bạn rất căng thẳng nên bạn thiếu hẳn sự tự tin, không làm chủ được cảm xúc của mình trong khi thuyết trình. Kynang.edu.vn chia sẻ với bạn cách để bạn Làm chủ cảm xúc khi thuyết trình trước đám đông.
Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng.
Đối với nhiều người, việc đứng trước đám đông (hay thậm chí chỉ vài người thân quen) dù chỉ nói vài lời ngắn gọn cũng có thể gây cảm giác lo lắng và run sợ không khác gì việc đứng nói với một bài đã soạn sẵn.
Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, tập dượt kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy bạn nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu giảm thiểu lo lắng và nâng cao sự tự tin trước đám đông.
Đặt ra giá trị tác động đến người nghe
Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao có những người trở thành những diễn giả nổi tiếng, có thể thuyết trình về một vấn đề trước hàng ngàn người bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác? Đó là bởi vì, mục tiêu của họ là mong muốn chia sẻ những giá trị nhất định đến cho người nghe trong bài nói của mình. Thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.
Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.
Một mẹo nhỏ để có thể “xốc dậy” được sự chú ý của người nghe, khi họ chưa biết gì về bạn, thì bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói.
Thả lỏng cơ thể.
Không có người nghe nào đánh giá bạn là người tự tin khi thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn căng cứng với những cử chỉ, động tác giống hệt như … Robot.
Để giải quyết điều này, trước khi bước ra trình bày, bạn hãy hít thở sâu buông lỏng cơ thể (dùng phương pháp thở Yoga). Các cử chỉ hành động phải dứt khoát, hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất, giao tiếp với mọi người bằng mắt và thường xuyên mỉm cười.
Chuẩn bị tâm lý trước những tình huống bất ngờ.
Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện bạn sẽ rơi vào những tình huống “khó đỡ” không lường trước được. cho dù tình huống đó là gì thì trước buổi trình bày bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để giữ được bình tĩnh, hãy đặt ra một vài cách để xử lý và giải quyết những tình huống đó.
Rèn luyện, thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.
Hãy xem khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.
Một số bí quyết làm chủ cảm xúc sẽ giúp bạn thành công khi đứng trước đám đông.
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông quan trọng nhất là bạn phải biết mình nói gì. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi.
- Tập hít thở sâu trước khi nói. Khi mới bắt đầu, hãy nói một cách chậm rãi và giữ giọng đừng lớn quá, từ từ rồi hãy tăng âm lượng.
- Uống nước sẽ giúp giữ bình tĩnh tốt hơn. Trước khi phát biểu nhớ nhấp vài ngụm nước lọc để cổ họng không bị khô gây ra giọng rè.
- Nếu là thuyết trình mất nhiều thời gian, nhớ ăn uống đầy đủ. Cái bụng đói sẽ làm bạn càng run rẩy hơn đấy.
- Đảm bảo là trong cổ họng không có cái gì bất thường trước khi bạn phát biểu ( Đờm chẳng hạn… ). Nếu không, sẽ rất phản cảm nếu như đang nói mà bạn lại tằng hắng trước mọi người.
- Mỉm cười khi bắt đầu. Nụ cười sẽ là sức mạnh giúp bạn tự tin hơn.
- Khi bắt đầu phát biểu, hãy nói vào câu mào đầu để lấy bình tĩnh, ví dụ như “Chào các bạn, tôi là…”,“Chào các bạn, tôi nhận được câu hỏi…tôi thấy đây là một câu hỏi rất thú vị…”
Tập nói lớn để chắc chắn rằng người ở cách xa bạn nhất cũng nghe được bạn nói. Nghe được giọng mình dõng dạc cũng sẽ làm bạn bớt run hơn nhiều. Bạn có thể tập điều chỉnh âm lượng từ từ, hàng ngày.
BÀI 3:
kỹ năng giải quyết vấn đề trong đời sống và công việc
Giải quyết vấn đề (Problem solving) là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập, làm việc và cuộc sống… Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ đơn giản như mặc đồ gì phù hợp với cuộc hội thảo, tới phức tạp hơn như khắc phục một dự án đang “giậm chân tại chỗ”. Nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, cuộc sống sẽ thực sự hạnh phúc và vui vẻ trong mọi tình huống. Kynang.edu.vn chia sẻ với bạn kỹ năng giải quyết vấn đề trong đời sống và công việc.
Hiểu rõ nguồn gốc vấn đề
Sự việc bất kỳ dù lớn hay nhỏ nhưng để tìm được phương pháp giải quyết vấn đề khoa học thì việc trước tin bạn phải hiểu rõ được nguồn gốc của việc đó. Ví dụ khi bạn thực hiện một dự án, đi đến giữa chẳng đường bị rơi vào bế tắc không như kế hoạch ban đầu, khiến cho tiến trình công việc bị chậm. Lúc này thay vì cố tìm cách để tiếp tục thúc đẩy tiến trình, bạn hãy bình tĩnh nhìn lại toàn bộ kế hoạch xem mình đã mắc lỗi ở đâu, nguyên nhân nào khiến cho dự án bị đình trệ như vậy, khi đã tìm ra được nguồn gốc nguyên nhân vấn đề bạn sẽ có giải pháp tốt để xử lý vấn đề đó mà không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Đơn giản hoá mọi việc
Bạn đã phân tích xong, biết được sự việc đó mắc lỗi ở đâu, cần giải quyết vấn đề như thế nào, tiếp theo bạn hãy đơn giản hóa vấn đề đó. Hãy giả sử rằng đó là vấn đề không hề phức tạp và mình sẽ tìm ra được giải pháp khoa học nhất để xử lý nó. Không nên làm quan trọng hóa vấn đề, bởi như vậy vô tình bạn đẩy mình vào tình huống khó, luôn căng thẳng vì cho rằng vấn đề của mình quá lớn, không dễ dàng tìm được cách giải quyết.
Cởi mở
Hãy cố thử tất cả các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề, thậm chí chúng có vẻ kỳ quặc. Điều quan trọng là bạn phải duy trì sự cởi mở để tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Dù bạn hành động ra sao, đừng cho rằng chúng là giải pháp ngu ngốc, không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi tệ. Thực tế cho thấy rất nhiều hướng giải quyết, thành công xuất chúng xuất phát từ những ý tưởng điên rồ.
Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau
Đừng gò bó mình trong khuôn khổ, hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được điểm mấu chốt của vấn đề là gì. Đó là cách nhìn bao quát nhất, bạn sẽ biết mình đã làm được những gì, chưa làm được gì, cái gì làm chưa tốt khi đó bạn sẽ biết được vấn đề đó phát sinh từ đâu, tại sao lại mắc phải nó, làm thế nào để thoát khỏi khúc mắc đó để tiếp tục đi tiếp.
Sử dụng ngôn từ tích cực
Hãy dẫn dắt suy nghĩ của bạn với những cụm từ như “Sẽ ra sao nếu như…” và “tưởng tượng rằng…”. Những cụm từ này mở rộng não bộ suy nghĩ theo hướng sáng tạo và khuyến khích giải pháp. Tránh những ngôn từ hạn chế và tiêu cực như “Tôi không nghĩ rằng…” hay “Điều này không đúng…”
Thực hiện
Mọi thứ đã được chuẩn bị hoàn tất, bây giờ nhiệm vụ của bạn là bắt tay vào thực hiện hay đúng hơn là bắt đầu tiến hành giải quyết vấn đề. Đây là khâu vô cùng quan trọng, những vấn đề có thể phát sinh thêm sẽ xuất hiện ở giai đoạn này. Vì vậy, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh, để chắc chắn rằng vấn đề của bạn sẽ được giải quyết tốt nhất và mang lại kết quả như mong muốn.
BÀI 4:
Nuôi dưỡng tâm hồn nơi chính bạn
Chúng ta thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những loại thức ăn nào bổ dưỡng, lành mạnh, nhưng lại rất ít khi quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn.
Thật ra, tâm hồn ta cũng cần được nuôi dưỡng. Và xét về nhiều khía cạnh, tâm hồn là quan trọng và cần chú ý quan tâm hơn rất nhiều. Một tâm hồn trong sáng, khoẻ mạnh dễ mang lại cho ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn.
Việc nuôi dưỡng tâm hồn cũng có những vấn đề của nó. Khi ta sử dụng thức ăn cho cơ thể, ta cần biết được những món nào là bổ dưỡng và những món nào là độc hại. Những thức ăn độc hại sẽ làm cơ thể ta thương tổn, suy yếu. Việc nuôi dưỡng tâm hồn cũng vậy. Ta cần biết phân biệt những điều gì giúp ta hàm dưỡng được sự tốt đẹp cho tâm hồn, và những điều gì là độc hại, không tốt.
Trong phần tinh thần của ta, ngoài những gì thuộc về ý thức được bộc lộ bằng hình thức suy nghĩ, cảm xúc…, còn có một phần khác tinh tế hơn. Đó là những gì được ghi nhận lại trong tiềm thức. Những yếu tố này được ghi nhận lại sau mỗi lần có một ý tưởng, cảm xúc nào đó được thể hiện. Và sau đó chúng sẽ đóng vai trò như những hạt giống ngủ yên, chờ đợi lúc thuận tiện để sinh khởi trở lại.
Sự so sánh này càng chính xác hơn khi chúng ta biết rằng những gì được thể hiện nơi ý thức sẽ hình thành không phải một mà là nhiều hạt giống khác cùng loại với nó trong tiềm thức. Và những hạt giống này lại chờ đợi có dịp để tiếp tục phát lộ ra bên ngoài.
Khi ta tức giận với ai đó chẳng hạn. Ngoài những cảm xúc mạnh mẽ của sự nóng giận được bộc lộ ra, cơn giận ấy còn gieo cấy vào tiềm thức của ta nhiều hạt giống khác của sự giận dữ. Những hạt giống này sẵn sàng chờ dịp để nảy mầm. Và điều này có nghĩa là về sau ta càng dễ có những cơn giận tương tự như vậy bộc phát.
Nếu ta tham lam, nghi ngờ, ganh tỵ… hay yêu thương, vị tha, cảm thông… tất cả cảm xúc ấy đều để lại những hạt giống của chúng trong tiềm thức.
Khi hiểu được điều này, chúng ta càng phải cẩn thận hơn trong việc chăm sóc những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Vâng, ngay cả những suy nghĩ cũng độc hại không kém gì hành động. Đôi khi ta thù ghét ai đó và chưa có một biểu lộ nào ra bên ngoài, nhưng ta thường xuyên nuôi dưỡng những ý nghĩ về sự thù ghét. Như vậy là ta đang nung nấu, làm khổ sở tâm hồn mình bằng ngọn lửa thù hận. Và hơn thế nữa, ta còn gieo cấy thêm những hạt giống xấu của sự thù hận vào tiềm thức. Khi có dịp, sự thù ghét đó sẽ sẵn sàng được bộc lộ ra thành hành động.
May mắn thay, điều ngược lại cũng là sự thật. Nếu ta nuôi dưỡng những ý nghĩ về sự thương yêu, chia sẻ, cảm thông, lòng vị tha… chúng ta cũng sẽ gieo cấy được những hạt giống của sự thương yêu, chia sẻ, cảm thông, vị tha… Khi có dịp, những hạt giống này chắc chắn sẽ nảy nở làm tươi mát cho cuộc sống chúng ta.
Theo cách hiểu này, ngay cả việc thường xuyên tiếp xúc với những môi trường xấu xa, như đọc sách báo, xem phim ảnh, nghe nhạc… với những nội dung không lành mạnh, cũng sẽ gieo cấy vào tâm hồn ta vô số những hạt giống xấu.
Ngược lại, chỉ cần một cử chỉ cảm thông trước nỗi khổ đau của người khác, hoặc chân thành chia sẻ niềm vui của một người bạn vừa thành đạt… những điều nhỏ nhặt đến thế cũng đã gieo cấy được vào tâm hồn ta những hạt giống tốt lành.
Vấn đề khác biệt nằm ở nơi đây. Sự tham lam, nóng giận, nghi ngờ, ghen tỵ… là những tính xấu, không phải chỉ là vì theo như các tiêu chí đạo đức mà chúng ta đã được giáo dục. Chúng ta còn có thể dễ dàng tự mình cảm nhận được sự tai hại mà chúng mang đến cho tâm hồn chúng ta. Bất kể là sự tham lam, nóng giận, nghi ngờ, ghen tỵ… của ta có gây ra điều gì tổn hại cho ai đó hay chưa, nhưng chúng đã thật sự làm tổn hại chính tâm hồn ta khi ta nuôi dưỡng chúng. Bạn sẽ không bao giờ có được một giây phút nào yên vui, thanh thản nếu trong lòng bạn chất chứa đầy thù hận, sự nghi ngờ, ghen tỵ… hay theo đuổi một tham vọng chưa đạt được.
Ngược lại, khi ta nuôi dưỡng tâm hồn bằng sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, vị tha… chúng ta tự mình cảm nhận được niềm vui nhẹ nhàng của sự thanh thản, tươi sáng.
Vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi biết rằng để có được một cuộc sống thật sự yên vui hạnh phúc, một tâm hồn trong sáng thanh thản, chúng ta cần phải biết nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những gì tươi mát, tốt đẹp, tránh xa những gì độc hại, gây thương tổn.
Mặt khác, một trong những khuynh hướng thông thường của chúng ta là khi có điều gì không vừa ý hoặc bất đồng, ta thường hay nhắc đến. Nhưng ngay cả việc phê phán, chỉ trích những điều xấu mà vượt quá mức độ cần thiết, nghĩa là không còn nhằm mục đích xây dựng nữa, cũng sẽ có tác dụng gieo cấy trong tâm hồn ta những hạt giống của sự độc hại. Hãy nhớ rằng, chỉ cần nghĩ đến, nhắc đến những điều xấu thôi, cũng đã đủ để làm thương tổn tâm hồn ta nhiều khi rất nặng nề.
Ngược lại, đôi khi có những việc nhỏ nhặt tưởng như vô ích, nhưng thật sự mang lại cho ta rất nhiều ích lợi. Chẳng hạn, bạn có thể vô tư thưởng thức vẻ đẹp của một bông hoa buổi sáng, hoặc một áng mây bay qua trên bầu trời trong xanh… Những điều ấy cũng đủ gieo cấy trong tâm hồn bạn những hạt giống tươi mát, nhiệm mầu. Sự nảy mầm của những hạt giống ấy sẽ giúp bạn gần gũi hơn, tiếp xúc một cách trọn vẹn hơn với cuộc sống tươi đẹp này.
Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy dẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
BÀI 5:
10 Ways Rich People Think Differently
Business Insider 2014 – Bài dịch của Diễn Đàn Đầu Tư
Thomas Corley, người đã trải qua 5 năm theo dõi, phân tích các hoạt động hàng ngày cũng như thói quen của cả những người giàu có và người nghèo (233 người giàu và 128 người nghèo). Cuối cùng ông đưa ra tổng hợp về “thói quen giàu có” – và nhiều thói quen trong số đó chỉ đơn giản thuộc về tư duy.
“Trong nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng những người giàu thường có tinh thần lạc quan lớn. Họ luôn thể hiện lòng biết ơn và xem hạnh phúc như một thói quen”, Thomas Corley nói.
Những kết quả nghiên cứu của Thomas Corley đã được ông trình bày và giải thích trong cuốn sách “Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals” (Thói quen giàu có: Những thói quen hằng ngày làm nên thành công của người giàu có) và trên trang cá nhân của ông.
Theo định nghĩa của Thomas Corley: “người giàu” là những người có thu nhập hàng năm từ 160.000 USD trở lên và có tổng giá trị tài sản ròng khoảng 3,2 triệu USD hoặc nhiều hơn; “người nghèo” là những người có thu nhập hàng năm từ 35,000 USD trở xuống và tổng giá trị tài sản khoảng 5.000 USD hoặc ít hơn.
Dưới đây là 10 cách suy nghĩ khác biệt của những người giàu có đã được Thomas Corley đúc kết từ nghiên cứu:
1. Người giàu tin rằng thói quen có tác động lớn đến cuộc sống của họ
52% người giàu và chỉ có 3% người nghèo đồng ý rằng: “Thói quen hàng ngày có ảnh hưởng lớn tới sự thành công về tài chính trong cuộc sống”.
Những người giàu có thường nghĩ rằng những thói quen xấu có ảnh hưởng không tốt tới may mắn, trong khi những thói quen tốt tạo ra “cơ hội may mắn”, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ tạo ra các cơ hội cho mọi người để tạo ra may mắn cho chính mình.
Khi được hỏi về sự may mắn, rất nhiều người giàu nói rằng họ may mắn, còn người dân nghèo lại cho rằng họ đã không may mắn, Thomas Corley nhớ lại.
2. Người giàu tin vào giấc mơ Mỹ
87% người nghèo và chỉ có 2% người giàu đồng ý “Thời đại của giấc mơ Mỹ đã qua”.
“Giấc mơ Mỹ là ý niệm về tiềm năng không giới hạn của bản thân và bạn có thể làm điều đó một mình”, Corley nói. Trong nghiên cứu của Corley, đại đa số những người giàu tin rằng sự giàu có là một phần của giấc mơ Mỹ (94%) và vẫn có thể biến giấc mơ thành hiện thực.
3. Người giàu luôn xem trọng các mối quan hệ có giá trị
88% người giàu và 17% người nghèo đồng ý rằng: “Các mối quan hệ rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”.
Những người giàu không chỉ nhận thấy các mối quan hệ rất quan trọng cho sự thành công của họ, mà còn rất nỗ lực để duy trì chúng như tạo ra thói quen gọi điện thoại để chúc mừng sinh nhật, chia sẻ một sự kiện trong cuộc sống của một người nào đó hoặc tiếp cận trực tiếp chỉ để chào hỏi.
“Tôi đã kiếm được khoảng 60.000 USD nhờ duy trì các cuộc điện thoại chào hỏi, chúc mừng”, Thomas Corley tiết lộ.
4. Người giàu thích gặp gỡ nhiều người mới trong cuộc sống của họ
68% người giàu và 11% người nghèo đồng ý rằng: “Thích gặp những người mới”.
Người giàu thích gặp gỡ những người mới và tin rằng đó là điều quan trọng cho sự thành công về tài chính (trong thực tế, có tới 95% người giàu tin vào sức mạnh của sự thân thiện, trong khi chỉ 9% người nghèo tin vào điều đó).
5. Người giàu nghĩ rằng tiết kiệm là cực kỳ quan trọng
“Tiết kiệm tiền là rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”: 88% người giàu và 52% người nghèo người đồng ý như vậy.
“Sự giàu có không chỉ phụ thuộc vào việc làm ra rất nhiều tiền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tiết kiệm và tích lũy của cải”, Thomas Corley nói.
“Nhiều người trong số những người tôi nghiên cứu giàu có không phải vì họ làm ra rất nhiều tiền mà vì họ tiết kiệm được rất nhiều”, Thomas Corley nói thêm.
Vì vậy, Thomas Corley khuyên mọi người nên thấm nhuần nguyên tắc 80/20: Tiết kiệm 20% thu nhập, và chỉ nên tiêu 80%.
6. Người giàu luôn xác định rõ những việc họ phải làm trong cuộc sống
Chỉ 10% người giàu nhưng có tới 90% người nghèo tin vào số phận.
Phần lớn người nghèo tin rằng di truyền là yếu tố quan trọng để trở nên giàu có, trong khi giàu có từ hai bàn tay trắng là rất khó.
Người giàu lại có suy nghĩ ngược lại: Chỉ cần vạch rõ mục đích trong cuộc sống và có quyết tâm thì có thể làm nên bất cứ điều gì.
7. Người giàu tin rằng sự sáng tạo có giá trị hơn trí thông minh
75% người giàu và 11% người nghèo tin rằng: “Sáng tạo là rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”.
Trong khi, hầu hết những người giàu có tin vào khả năng sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến thành công thì đa phần người nghèo lại nghĩ rằng là “tài năng trí tuệ” mới là điều quan trọng.
Người giàu có cũng tin rằng sự giàu có thường đến tình cờ. “Nếu bạn nhìn vào số liệu thống kê của tôi, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều người giàu có từng là là sinh viên trung bình. Vì vậy, có nhiều cách dẫn đến sự giàu có chứ không chỉ phụ thuộc vào thông minh”, Thomas Corley nói.
8. Người giàu yêu thích công việc của họ
85% người giàu và chỉ 2% người nghèo tin rằng: “Tôi thích (hoặc đã thích) những gì tôi làm để kiếm sống”.
“Nhiều người trong số những người giàu có thuộc nghiên cứu của tôi cho biết họ yêu thích công việc của mình”, Thomas Corley nói.
Trong thực tế, 86% những người giàu có làm việc trung bình 50 giờ hoặc hơn mỗi tuần (con số này ở người nghèo là 43%), và 81% nói rằng họ làm việc nhiều hơn yêu cầu công việc đặt ra (chỉ 17% người nghèo làm như vậy).
Thomas Corley cho biết: Điều này liên quan trực tiếp đến ý tưởng sáng tạo để tạo nên thành công tài chính. “Những người này tìm thấy động lực theo đuổi sáng tạo, cái mà có thể biến thành tiền nếu họ tiếp tục theo đuổi sự sáng tạo”.
9. Người giàu tin rằng sức khỏe có ảnh hưởng khá nhiều đến thành công của họ
85% người giàu và 13% người nghèo tin rằng: “Sức khỏe tốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công về tài chính”.
“Một trong những người tham gia nghiên cứu đã nói với tôi rằng: Tôi không thể kiếm tiền trên giường bệnh”, Corley nhớ lại.
“Những người giàu nghĩ rằng khỏe mạnh đồng nghĩa với việc ít bị ốm, như vậy, có thể làm việc năng suất hơn và làm ra nhiều tiền hơn”, Thomas Corley giải thích.
10. Người giàu sẵn sàng chấp nhận rủi ro
63% người giàu và chỉ 6% người nghèo cho rằng: “Tôi đã tìm thấy một cơ hội để tạo nên sự giàu có”.
“Rất nhiều những người giàu có trong nghiên cứu này là các chủ của các doanh nghiệp tư nhân. Họ tự tạo nên thành công nhờ kiên trì học hỏi và chịu khó va vấp”, Thomas Corley cho biết.
Trên thực tế, 27% những người giàu có trong nghiên cứu của Corley thừa nhận họ đã thất bại ít nhất một lần trong đời hoặc trong kinh doanh, trong khi, chỉ 2% người nghèo thừa nhận điều này.
“Thất bại giống như vết sẹo in vào vỏ não và trở thành những bài học mãi mãi”, Thomas Corley khẳng định.
BÀI 6:
CÁCH LÀM DỊCH VỤ ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI NHẬT
Dù bạn mua chỉ mua 1 bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn thế giới.
Dù bạn mua chỉ một cái bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn của thế giới.
Đối với những người mới đến Nhật hoặc ở Nhật chưa lâu, có thể cái đẹp của nước Nhật sẽ chỉ dừng lại cảnh đẹp, hệ thống tàu điện – tàu siêu tốc và hàng hiệu…
Thế nhưng với những người đã ở lâu và được trải nghiệm nhiều trên đất nước Nhật, cái đẹp của nước Nhật sẽ ở giá trị khác, và một trong những giá trị vô hình lớn nhất chính là sự hoàn hảo trong cung cấp dịch vụ.
Đối với bản thân tôi, khi đã từng đi qua hàng chục nước phát triển và đang phát triển trên thế giới, người Nhật mang đến dịch vụ bán hàng hoàn hảo và chu đáo nhất. Đơn giản nhất, hãy thử đi mua quần áo ở bất kỳ cửa hàng nào ở Nhật, bạn sẽ được nhân viên chăm sóc kĩ lưỡng mà không thể chê bai được một câu nào.
Khi bạn bước chân vào cửa hàng quần áo, luôn luôn có nhân viên trực ở gần các quầy hàng để chỉ hàng cho khách. Và nếu bạn đã có trong tay danh sách dài các hàng hóa cần mua, để tiết kiệm thời gian, bạn chỉ cần đưa bản danh sách đó cho nhân viên, và nhân viên đó trở thành người chuyên phục vụ bạn.
Người đó sẽ vô cùng hăng hái và tươi cười đi nhặt cho bạn tất cả các món đồ bạn cần, nếu không thấy lập tức mở iPhone ra tra mã hàng, màu sản phẩm mà bạn cần và sau đó trả lời cho khách tình trạng hàng còn hay hết.
Khi bạn mang quần áo vào thử, nếu bạn không thích cũng chẳng cần phải tự động ra trả lại chỗ cũ, chỉ cần đưa nó cho nhân viên trực quầy thử và rồi nhân viên đó sẽ tự trả lại hàng đúng nơi mà khách không cần phải bận tâm.
Nếu khách là người nước ngoài và gặp vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp, thường cửa hàng sẽ có ít nhất một nhân viên nói được tiếng Anh để hỗ trợ cho khách mua hàng.
Và đỉnh điểm của sự chăm sóc tận tình nhất sẽ thể hiện ở khâu thanh toán. Ở bất kỳ khu vực thanh toán nào cũng sẽ luôn có một người đứng điều phối để đảm bảo không quầy thanh toán nào bị trống dù chỉ trong vài giây.
Thế nên nếu bạn xếp hàng thanh toán hàng hóa ở Nhật, đừng lo sẽ phải đứng quá lâu bởi nhìn dòng người xếp hàng dài như vậy nhưng vì họ xử lý mọi việc cực nhanh và phối hợp nhịp nhàng nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho khách.
Tại quầy thanh toán, sẽ hiếm có nước nào trên thế giới mà bạn có thể được tiếp xúc với nhân viên quan tâm đến bạn chu đáo như vậy. Thông thường, theo tổng kết của tôi với 4 năm trải nghiệm cuộc sống Nhật bản, nhân viên sẽ hỏi đủ chừng này câu hỏi. Và chắc chắn, khi nói chuyện với khách, nhân viên luôn dùng kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng với khách.
1. Quý khách có hộ chiếu ngắn hạn để mua hàng miễn thuế không?
2. Hai cái quần khác màu khác size mua cùng lúc, cô ấy sẽ hỏi: Thưa quý khách, hai quần này mua cho một người hay hai người?
3. Thưa quý khách, chiều dài quần như thế này đã vừa chưa? Chúng tôi có dịch vụ cắt ống quần ngoài kia thời gian rất nhanh và hoàn toàn miễn phí. Quý khách có thể làm ngắn nếu muốn.
4. Khi bạn mua nhiều mặt hàng cùng một lúc, nhân viên sẽ hỏi: Thưa quý khách, quý khách đang mua 2 áo phao size L và 2 áo phao size XL có đúng không ạ?
5. Thưa quý khách, quý khách muốn để từng món đồ vào túi riêng hay cho chung tất cả vào 1 túi?
6. Thưa quý khách, quý khách muốn thanh toán thẻ hay tiền mặt, mỗi lần thanh toán quẹt thẻ thành 1 lần hay bao nhiêu lần?
7. Thưa quý khách, xách nhiều món hàng nhiều túi thế này sẽ rất dễ rơi? Xin phép có thể cho tôi cho tất cả vào chung 1 túi lớn sẽ tiện hơn rất nhiều ạ.
8. Quý khách đã mua rất nhiều đồ, quý khách có muốn tôi xách ra cửa giúp cho đỡ mệt được không ạ?
Xin cám ơn quý khách đã mua hàng, mong gặp lại quý khách. Và rồi nhân viên sẽ cúi chào rất lịch sự.
Cách chăm sóc khách hàng kiểu như trên không chỉ dành cho người mua hàng hóa xa xỉ mà dành cho tất cả các khách hàng, dù bạn chi tiêu bao nhiêu tiền đi nữa, có khi cũng chỉ là vài món đồ trị giá tương đương vài trăm nghìn đồng – con số cực thấp nếu so với giá cả hàng hóa và cuộc sống tại Nhật.
Từng có thời gian sống tại Thụy Sỹ, tác giả muốn có chút so sánh với dịch vụ khách hàng ở Thụy Sỹ. Nhiều lần, dù đã vào mua sắm ở những cửa hàng khá cao cấp, nhưng ngay khi bước vào cửa hàng với trang phục, diện mạo bên ngoài không phải quá đẳng cấp, nhân viên lập tức thể hiện thái độ “xem nhẹ” bạn và sau đó cũng chưa bao giờ có lời cám ơn khách vì đã mua hàng.
Ông Ric Phillps là một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông sự kiện tại Canada từng sống và làm việc với khách hàng Nhật suốt nhiều năm, ông cũng tin là dịch vụ của Nhật tốt. Ông cho biết ông cảm thấy thực sự sốc khi đến thăm đất nước này lần đầu tiên vào năm 2006.
Dưới đây là trích đoạn chia sẻ tâm sự của ông về dịch vụ khách hàng tại Nhật:
“Tôi đã làm việc với khách hàng Nhật tại Toronto 8 năm trước khi tôi thực sự đến Nhật. Nhưng những gì tôi được trải qua ở đất nước này quả thực khiến tôi nhớ mãi.
Tôi dành 4 tuần tại Nhật ở nhiều thành phố, từ các thành phố lớn như Tokyo hay Yokohama cho đến các thành phố nhỏ như Kyoto, Shizuoka và Kamakura. Quan sát cách người Nhật làm dịch vụ, tôi choáng váng và hiểu được tại sao người ta lại ngưỡng mộ người Nhật đến như thế.
Người Canada vẫn luôn tự hào rằng họ rất lịch sự trong giao tiếp, chúng ta có nhiều phẩm chất tốt nhưng chúng ta cũng thiếu quá nhiều thứ, đặc biệt là khi so sánh với người Nhật. Lý do căn bản là bởi chúng ta coi trọng bản thân mình quá cao, trong khi đó với người Nhật, tập thể mới là số 1.
Triết lý làm dịch vụ của người Nhật chính là: Bạn làm việc cho công ty, công ty là số 1 và vì thế khách hàng mang doanh thu đến cho công ty, khách hàng được coi như “Chúa trời”. Nhân viên làm dịch vụ Nhật không đặt cảm xúc của họ lên trên trách nhiệm mà công ty giao cho họ. Vì thế văn hóa làm dịch vụ của Nhật mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn các nước phương Tây, ít nhất là theo cảm nhận của tôi.
Sự lịch sự là phẩm chất bắt buộc ở Nhật. Chính vì vậy tại rất nhiều các trung tâm thương mại có những nhân viên chỉ chuyên trách nhiệm mở cửa và cúi chào những người qua lại dù khách không mua hàng. Khi bạn thực sự bước vào gian hàng nào đó, nhân viên lại chào bạn lần nữa.
Nhân viên rất cẩn thận và lịch sự, họ cho bạn thấy rằng họ tôn trọng đồng tiền bạn bỏ ra cho họ. Hay nói tóm lại, dù bạn mua chỉ một cái bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn của thế giới.
Sự lịch sự và chuyên nghiệp của người Nhật trong làm dịch vụ không chỉ giới hạn trong các ngành kinh doanh bán hàng mà cả trong tất cả các ngành. Tôi có thể kể ra câu chuyện sau đây.
Vợ tôi và tôi đi xe bus từ sân bay về khách sạn. Trên đường đi, xe bus sẽ trả khách ở một số điểm nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Khi chúng tôi về đến khách sạn và chuẩn bị xuống xe, có một nhân viên đến nói với chúng tôi rằng cô ấy xin lỗi đã chuyển nhầm hành lý của tôi xuống tại bến trước đó, và đến giờ hành lý đang được chuyển lại về khách sạn hiện tại của tôi, không có kiện nào mất cả.
Và cô ấy xin lỗi rất nhiều lần dù chúng tôi khẳng định rằng không có vấn đề gì cả, không mất hành lý là được rồi. Cuối cùng, hành lý đã đến tay chúng tôi thậm chí trước khi chúng tôi xong thủ tục để check in vào khách sạn. Nhưng điều bất ngờ nhất xảy ra khi chúng tôi check in.
Để cáo lỗi cho việc vận chuyển nhầm hành lý của khách và gây ra nhiều sự bất tiện (đó là theo cách nói của họ chứ tôi cũng chẳng thấy bất tiện gì), công ty vận chuyển chấp nhận bỏ tiền để nâng hạng phòng của chúng tôi trong khách sạn. Chúng tôi không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.
Tôi không thể tưởng tượng rằng điều đó có thể xảy ra, tôi đứng đơ người mất vài giây và rồi tôi nói tôi chấp nhận lời xin lỗi và cũng không cần thiết nâng hạng phòng đâu, với tôi sự xin lỗi đã là quá đủ.
Nữ nhân viên lúc này đã nài nỉ tôi rằng việc nâng hạng phòng là để bù lại cho những gì khó chịu tôi đã phải chịu đựng, cô ấy nhìn tôi bằng một ánh mắt và khuôn mặt khẩn khoản mong tôi chấp nhận việc nâng hạng phòng.
Ngần ngừ mãi, cuối cùng tôi cũng không thể từ chối được sự nhiệt tình của cả nhân viên khách sạn và công ty vận chuyển, vợ chồng tôi chấp nhận nâng hạng phòng. Tôi không thể hiểu nổi tại sao trong khoảng thời gian ngắn như vậy mà họ đã lập tức nhận ra vấn đề, tìm ngay được ra người chịu trách nhiệm và lên kế hoạch chóng vánh để bù đắp cho khách hàng. Văn hóa tập thể đã giúp mang lại chất lượng dịch vụ cực kỳ cao cho nước Nhật.
Tôi dám chắc rằng không ở nơi nào trên thế giới bạn sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ tương đương như ở Nhật”.
Có thể thấy, không chỉ với người châu Á mà người châu Âu hay Mỹ cũng đánh giá rất cao chất lượng dịch vụ của người Nhật. Chính điều đó làm nên thành công của nước Nhật trong bán lẻ, kinh doanh cũng như du lịch khách sạn.
BÀI 7:
Warren Buffett tiết lộ một trong những bí quyết thành công !!!
Con đường khởi nghiệp của nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ.
Với tài năng làm giàu thiên bẩm, nhà đầu tư nổi tiếng thế giới Warren Buffett nhiều năm liền nằm trong top 10 người giàu nhất hành tinh.
Khởi nghiệp gian nan:
Ít ai biết rằng, để trở thành một trong 3 người giàu nhất hành tinh như hiện nay, huyền thoại đầu tư người Mỹ ÔNG đã phải làm việc từ khi ông còn rất nhỏ, và trải qua chặng đường khởi nghiệp đầy gian nan. Với máu kinh doanh thiên bẩm, ông đã thành công nhờ đầu tư đúng chỗ và tận dụng đúng thời cơ để làm giàu.
Sinh năm 1930 trong một gia đình không mấy khá giả ở OMAHA. Nebraska (Mỹ), Warren Buffett bắt đầu khởi nghiệp từ những việc nhỏ nhất như bán hàng rong, giao báo, rửa xe… Năm 11 tuổi, ông đã bắt đầu mua cổ phiếu.
Năm 1943, Warren Buffett kiếm được khoản tiền lớn đầu tiên trong đời do bán xe đạp của mình cộng với mức thù lao 35 USD cho việc giao báo, ông đã mua một trang trại nhỏ. Trong khi học trung học, Warren Buffett cùng một người bạn mua một máy bắn bóng giá 25 USD đặt trong tiệm hớt tóc để kiếm tiền và trong vòng một tháng họ đã có ba máy như vậy đặt ở vài nơi.
Khi Warren Buffett rời trường đại học, trong tay ông chỉ có đúng 9.800 USD. Sau đó, ông xin vào làm nhân viên môi giới chứng khoán tại quê hương ở vùng Omaha, Mỹ.
Ngay khi còn là nhân viên môi giới, Warren Buffett thường gửi các ý tưởng kinh doanh đến người thầy mà ông ngưỡng mộ Benjamin Ben Graham – một nhà đầu tư nổi tiếng thời kỳ đó. Sau khi đều đặn nhận thư của Warren Buffett, cuối cùng Graham đã chỉ cho Buffett những công cụ cần thiết để khám phá những khả năng đa dạng của thị trường chứng khoán. Và quan trọng hơn là phương pháp tiếp cận thị trường theo cách rất phù hợp với tâm tính của cậu học trò.
Cơ hội hiếm có trong đời đến với Warren Buffett, khi Graham tuyên bố sắp nghỉ hưu và muốn ông là người kế nhiệm, điều hành toàn bộ tập đoàn. Tuy nhiên, trước sự sửng sốt của tất cả mọi người, ông đã từ chối.
Lúc này trong suy nghĩ của Warren Buffett, chỉ đơn giản ông đang muốn quay về quê hương ở vùng Omaha để có một cuộc sống ổn định.
Sau đó, ông ghé thăm hàng loạt công ty đang có ý định đầu tư để tìm hiểu. Ông nói chuyện với từng người, nhìn tận mắt từng tòa trụ sở của các công ty đó và dành hầu hết số tiền của mình để đầu tư.
Kể từ đó, biệt tài phân tích tài chính và sự nhạy bén đã mang lại hết thành công này đến thành công khác cho Warren Buffett. Đến năm 31 tuổi ông đã có tên trong danh sách các tỷ phú lắm tiền nhiều của. Tất nhiên, trên chặng đường kinh doanh, ông cũng vấp phải những thất bại đáng tiếc.
Bộ quy tắc vàng:
Để có tên trong top 10 doanh nhân giàu nhất thế giới, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett luôn tuân theo bộ quy tắc vàng “20 lỗ”. Với ông, nó không chỉ hữu ích trong đầu tư tài chính mà còn có thể áp dụng đối với đầu tư thời gian.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett chia sẻ: “Tôi có thể giúp bạn cải thiện tình hình tài chính bằng cách đưa cho bạn một tấm thẻ đục lỗ có chứa 20 lỗ được dùng trong suốt cả cuộc đời. Với mỗi một quyết định đầu tư, tấm thẻ đó sẽ được đục một lỗ. Khi bạn sử dụng hết 20 lỗ đó, bạn sẽ không được thực hiện thêm một vụ đầu tư nào cả.”
Vị tỷ phú cho hay với quy tắc này, nhà đầu tư sẽ phải suy nghĩ thật kỹ những điều đã làm và cần làm, từ đó, giúp đưa ra những quyết định tốt hơn.
Warren Buffett tiết lộ một trong những bí quyết thành công trong sự nghiệp là sử dụng hiệu quả quỹ thời gian, bởi theo ông, xác suất thành công sẽ tăng lên nếu bạn dành tất cả năng lượng và sự tập trung cho ít nhiệm vụ hơn.
Theo vị tỷ phú nay đã ngoài 80, nếu bạn muốn nắm vững một kỹ năng – và thực sự làm chủ nó – bạn phải có sự chọn lọc với quỹ thời gian có hạn của mình. Đôi khi, bạn phải “tàn nhẫn” cắt bớt một số ý tưởng tốt để nhường chỗ cho những ý tưởng vĩ đại.
Nhà đầu tư huyền thoại khuyên các doanh nhân không nên lãng phí “lỗ” trên tấm thẻ của mình. Hãy suy nghĩ cẩn thận, đưa ra quyết định khôn ngoan và dành tất cả năng lượng cùng sự tập trung cho điều mà bạn đã lựa chọn là điều cần thiết nhất khi đưa ra quyết định đầu tư.
Warren Buffett nhận định ngành tái bảo hiểm có thể tạo nên một khối tài sản khổng lồ, nhưng có vẻ như hiện nay “ma thuật tài chính” của ngành này đang dần phai mờ.
Những người hâm mộ ÔNG từ lâu đều biết rằng một trong những nguyên liệu tạo nên thành công của nhà tỷ phú đại tài chính là ngành kinh doanh TÁI BẢO HIỂM
Là một hình thức phân chia bớt gánh nặng rủi ro, tái bảo hiểm giống như việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm. Các công ty như của Berkshire Hathaway sẽ chi trả cho công ty bảo hiểm gốc trong các trường hợp thiên tai và sự kiện lớn khác. Đổi lại, họ thu về một số tiền lớn từ phí bảo hiểm và có thể đem chúng đi đầu tư khi chưa phải chi trả. Buffett từng coi đây là “chiếc phao” giúp ông xây dựng nên đế chế khổng lồ của mình.
Tái bảo hiểm là việc chuyển giao một phần rủi ro từ công ty bảo hiểm gốc sang các nhà tái bảo hiểm. Với chức năng của mình, tái bảo hiểm giúp các công ty bảo hiểm gốc có thể cấp các đơn bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn hơn rất nhiều so với năng lực tài chính của mình. Khi có tổn thất, công ty bảo hiểm gốc có thể thu đòi từ các nhà tái bảo hiểm (nhà tái) số tiền bồi thường tương ứng với mức độ tham gia.
Tuy nhiên có vẻ như hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm không còn mang lại nhiều lợi ích như trước. Năm ngoái, Buffett đã bán cổ phần tại 2 công ty tái bảo hiểm lớn nhất thế giới là Swiss Re và Munich Re, nói rằng trong 10 năm tới triển vọng của các công ty này sẽ tồi tệ hơn so với những gì họ làm trong suốt 10 năm qua. Sau đó, tại chính công ty tái bảo hiểm Gen Re trực thuộc Berkshire, Buffett cũng đã thay máu lãnh đạo với hy vọng lật ngược tình thế.
Môi trường lợi suất trái phiếu siêu thấp trong những năm qua đã gây ra nhiều khó khăn cho các công ty tái bảo hiểm, khiến họ không thể thu được lợi nhuận đầu tư nhiều như trước. Chia sẻ với cổ đông của Berkshire tại đại hội cổ đông thường niên hồi tháng 4, Buffett cho biết: “Trò lãi suất thấp chẳng có gì vui cả”. Ông nói rất nhiều thứ chúng ta mua vào trong vài năm gần đây giờ có lợi suất âm.
Bên cạnh đó, tái bảo hiểm đã trở thành một sân chơi đông đúc. Nhiều ngôi sao quản trị quỹ như Dan Loeb và David Einhorn cũng đã bắt đầu mở ra những công ty tái bảo hiểm của mình, mong muốn mang số tiền phí thu được đầu tư trở lại vào các quỹ đầu cơ.
Cơn đổ bộ này đã gây nên một cuộc chiến tranh giá cả. Mức phí mà các công ty tái bảo hiểm thu được đã giảm 40% trong một thập kỷ qua. Theo phía môi giới – Guy Carpenter, điều đó có nghĩa là các công ty bảo hiểm đang được trả thấp hơn để quản lý nhiều rủi ro hơn.
Trong khi đó, phố Wall đang bán nhiều sản phẩm đầu tư cạnh tranh. Thay vì mua vào bảo hiểm, các công ty có thể phát hành trái phiếu CAT để phòng vệ rủi ro. Loại trái phiếu này có đặc điểm nổi trội là nhà phát hành không phải trả lại tiền cho nhà đầu tư nếu gặp phải thiên tai. Theo Artemis – công ty phân tích trái phiếu, mấy năm gần đây loại trái phiếu này đã tăng trưởng rất mạnh (quy mô thị trường mở rộng từ mức 9,2 tỷ USD của 1 thập kỷ trước lên 25 tỷ USD) và trở thành đòn tấn công vào quỹ đầu tư, quỹ lương hưu và các nhà tài phiệt.
Tất cả những yếu tố đó đặt nền móng cho một sự thay đổi. Nhiều nhà tái chọn cách sáp nhập, Rod Fox – CEO công ty môi giới tái bảo hiểm TigerRisk Partners – cho biết. Một thảm họa lịch sử có thể thực sự đưa ngành tái bảo hiểm vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, trong 1 thập kỷ qua, chưa có 1 thảm họa lịch sử nào đủ lớn để gây ra tổn thấp nghiêm trọng. Lần cuối cùng có sự kiện nhưu vậy là cơn bão Katrina năm 2005 làm tổn thất 50 tỷ USD.
Nếu Berkshire cũng là một biểu hiện, ngành tái bảo hiểm đang hướng đến một vài trường hợp thắt lưng buộc bụng. Ajit Jain – chủ nhân mới của Gen Re trong năm nay – cho biết công ty đang gặp phải “vấn đề chi phí”. Ông chỉ ra một hiện tượng quan liêu đang diễn ra trong môi trường doanh nghiệp tư nhân, với rất nhiều lớp lang lãnh đạo. Ông đề nghị cắt giảm chi phí đi lại, tiếp khách cho các cuộc họp nước ngoài.
“Hãy tiết kiệm hết mức có thể. Đối với một nhà đầu tư thiên tài như Buffett – kể cả một đồng xu, ông ấy cũng có thể đầu tư thành tiền giấy”, ông nói.
https://goo.gl/maps/heDXYQuKwNw1FF2v5